Loading

13:52 - 31/12/2024

Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng? Doanh nghiệp không thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng thì bị xử phạt như thế nào?

Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng? Doanh nghiệp không thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng thì bị xử phạt như thế nào?

Nội dung chính

    Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng là mẫu nào?

    Căn cứ Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    Thông báo tình hình biến động lao động
    1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
    Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
    2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
    3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

    Theo đó, mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng là Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

    Tải mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng: TẠI ĐÂY

    Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng? Doanh nghiệp không thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng thì bị xử phạt như thế nào?

    Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng? Doanh nghiệp không thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

    Thời gian phải gửi thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng là khi nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).

    Ví dụ: Doanh nghiệp phải gửi thông báo tình hình biến động lao động tháng 12/2024 đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị trước ngày 03/01/2025.

    Doanh nghiệp không thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng thì bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

    Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
    ...
    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

    Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
    1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
    2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
    3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
    a) Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
    b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
    c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    d) Đơn vị sự nghiệp;
    đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;
    e) Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;
    g) Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
    h) Tổ chức phi chính phủ;
    i) Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
    k) Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.
    4. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

    Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo tình hình biến động lao động của doanh nghiệp.

    Trường hợp doanh nghiệp có biến động nhân sự nhưng doanh nghiệp không khai trình sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

    saved-content
    unsaved-content
    79