Loading

11:25 - 08/01/2025

Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8?

Các bạn học sinh tham khảo các mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8? Học sinh lớp 8 phải ứng xử như thế nào trong cơ sở giáo dục?

Nội dung chính


    Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8?

    Trong các tác phẩm văn học được học, sẽ có những tác phẩm có những vấn đề mà xã hội hiện nay cũng đang gặp phải.

    Các bạn học sinh tham khảo dưới đây các mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8:

    Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 1: Chí Phèo

    Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao từ xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người.

    Đọc những đoạn đầu tiên của tác phẩm, người đọc khó có thể hình dung được sẽ có kế nhân vật chính của truyện – một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần và linh hồn nhờ vào tình yêu chớm nở. Khó hình dung hơn nữa khi Chí lại được đánh thức bởi mụ đàn bà xấu ma chê qủy hờn, một người ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Con người ấy mới hôm qua còn đi uống rượu say, chửi cả làng, chửi cả đứa sinh ra, rạch mặt ăn vạ, la làng khắp xòm mà lại có thể tỉnh táo nhận ra được những điều đơn giản, nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát, mong muốn được trở lại cuộc sống lương thiện, mơ về một gia đình hạnh phúc. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người thị Nở.

    Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng. . . .

    Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xoá mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Cũng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết rằng:

    Có gì đẹp trên đời hơn thế?

    Người yêu người, sống để yêu nhau

    Tồn tại và ngày càng phát triển – đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phải đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Nhấn con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này.

    Có thể thấy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không lý tưởng hóa tình yêu bằng sự lãng mạn, thơ mộng và thi vị mà ông tập trung ngòi bút vào miêu tả tình yêu rất đỗi chân thực. Cũng chính nhờ ngòi bút ấy, mà ta thấy được sức mạnh của tình yêu được thể hiện theo một cách khác, một tình yêu lên một bậc cao mới ý nghĩa hơn, cao thượng hơn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Tình yêu ấy không những làm cho Chí Phèo – Thị Nở bừng tỉnh giữa cuộc đời đầy mê muội mà còn làm cho người đọc có cái nhìn mới tình yêu. Rằng tình yêu rất cao đẹp nhưng luôn đi liền với thực tế hiện tại. Tình yêu và cuộc sống phải hài hòa với nhau mới có thể tạo thành một tình yêu viên mãn và trọn vẹn.

    Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 2: Lão Hạc

    ''Lão Hạc" của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả.

    Lão Hạc - một con người nghèo khổ, bất hạnh. Ba sào vườn, một túp lều tranh vách nát, một con chó vàng là tài sản, vốn liếng duy nhất của lão. Vợ Lão Hạc mất sớm, sống trong cảnh gà trống nuôi con. Con trai lão không đủ tiền cưới vợ nên buồn phiền, phẫn chí đi làm phu đồn điền cao su, đã 5, 6 năm biền biệt chưa về. Vậy nên dân ta thường có câu "Cao su đi dễ, khó về" là vậy. Tuổi già cô quạnh, bất hạnh ngày càng chồng chất. Lão Hạc bị ốm một trận thập tử nhất sinh mà không một người thân bên cạnh đỡ đần, chăm sóc một bát cháo một chén thuốc khi ốm đau bệnh tật. Hoàn cảnh của Lão Hạc thật đáng thương. Sau trận bão, vườn tược, hoa màu bị phá sạch. Làng bị thất nghiệp nhiều, trong đó có Lão Hạc vì lão trở nên yếu hẳn sau khi ốm dậy, không ai còn muốn thuê lão làm nữa. Lão với cậu Vàng - con chó mà người con trai trước khi đi đã để lại cho lão, ăn uống mà vẫn đói deo, đói dắt, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

    Ôi! Bao niềm xót xa, thương cảm đối với những con người nghèo khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như Chí Phèo tự sát bằng mũi dao, Lang Rận thắt cổ tự tử và Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời mình bằng bả chó. "Nếu kiếp người đau khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng" - cái đau khổ tột cùng của Lão Hạc. Nam Cao đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh của những người nông dân trước cách mạng tháng 8.

    Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học - mẫu 3: Truyền Kiều

    Vấn đề xã hội được đề cập đến trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du có thể kể đến đó là lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

    Lòng hiếu thảo là thái độ, tình cảm, là cách ứng xử, đối đãi của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Một người con hiếu thảo luôn biết nghe lời, làm cha mẹ vui lòng và biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi đau ốm. Một người cháu hiếu thảo luôn biết hỏi thăm sức khỏe ông bà, phụng dưỡng khi về già. Đôi khi lòng hiếu thảo chỉ đơn giản là sự hỏi han, một cử chỉ ân cần, một hành động yêu thương, đó cũng là hiếu thảo. Lòng hiếu thảo chẳng thể đong đếm được bởi cách cảm nhận của mỗi người là khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau, tuy nhiên chỉ cần đó là lòng hiếu thảo của con cháu thì bất kỳ ông bà hay cha mẹ nào cũng đều cảm thấy ấm lòng và hạnh phúc. Chúng ta chỉ có một cha mẹ trên đời, vì thế phải trở thành một người con hiếu thảo để báo đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đừng để mình trở thành một người con bất hiếu khiến cha mẹ buồn lòng. Lòng hiếu thảo không chỉ giúp chúng ta đáp đền công lao sinh thành mà còn nuôi dưỡng trong chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Khi biết yêu thương ông bà, cha mẹ chúng ta mới có thể yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh mình.

    Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo, một người giàu lòng nhân ái để không công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8? (Hình ảnh từ Internet)

    Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8? (Hình ảnh từ Internet)

    Học sinh lớp 8 phải ứng xử như thế nào trong cơ sở giáo dục?

    Tại Điều 8 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về quy tắc ứng xử đối với học sinh lớp 8 trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

    - Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

    - Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.

    - Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.

    - Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép

    Môn Ngữ văn lớp 8 có mấy hình thức đánh giá?

    Căn cứ theo Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định các hình thức đánh giá môn Ngữ văn lớp 8 như sau:

    - Đánh giá thường xuyên

    + Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...

    - Đánh giá định kì

    + Thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập.

    + Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu);

    + Có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình.

    + Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...);

    + Sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn;

    + Tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

    saved-content
    unsaved-content
    45
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ