Loading

19:14 - 18/11/2024

Miễn nhiệm có phải là một hình thức kỷ luật đối với Cán bộ hay không? Cán bộ bao nhiêu tuổi sẽ được nghỉ hưu?

Miễn nhiệm có phải là một hình thức kỷ luật đối với cán bộ hay không? Cán bộ bao nhiêu tuổi sẽ được nghỉ hưu? Nghĩa vụ, quyền của cán bộ được quy định như thế nào? Theo dõi trên truyền hình thì được biết sắp tới có một vị cán bộ là Bộ trưởng bị miễn nhiệm. Anh chị cho tôi hỏi miễn nhiệm có phải là một hình thức kỷ luật đối với Bộ trưởng hay không?

Nội dung chính

    Miễn nhiệm có phải là một hình thức kỷ luật đối với Cán bộ hay không?

    Tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:

    1. Áp dụng đối với cán bộ

    a) Khiển trách.

    b) Cảnh cáo.

    c) Cách chức.

    d) Bãi nhiệm.

    2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    a) Khiển trách.

    b) Cảnh cáo.

    c) Hạ bậc lương.

    d) Buộc thôi việc.

    3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    a) Khiển trách.

    b) Cảnh cáo.

    c) Giáng chức.

    d) Cách chức.

    đ) Buộc thôi việc.

    Tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định về cán bộ, công chức như sau:

    1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

    Căn cứ theo quy định hiện hành, Bộ trưởng được xem là cán bộ. Bên cạnh đó, hình thức miễn nhiệm không được xem là hình thức kỷ luật đối với cán bộ. Chính vì vậy, miễn nhiệm không được xem là hình thức kỷ luật đối với Bộ trưởng.

    Cán bộ bao nhiêu tuổi sẽ được nghỉ hưu?

    Tại Điều 31 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định về nghỉ hưu đối với cán bộ như sau:

    1. Cán bộ được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.

    2. Trước 06 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ phải thông báo cho cán bộ bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ ra quyết định nghỉ hưu.

    3. Trong trường hợp đặc biệt, đối với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên có thể được kéo dài thời gian công tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

    Tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:

    Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

    1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

    2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

    Lao động nam

    Lao động nữ

    Năm nghỉ hưu

    Tuổi nghỉ hưu

    Năm nghỉ hưu

    Tuổi nghỉ hưu

    2021

    60 tuổi 3 tháng

    2021

    55 tuổi 4 tháng

    2022

    60 tuổi 6 tháng

    2022

    55 tuổi 8 tháng

    2023

    60 tuổi 9 tháng

    2023

    56 tuổi

    2024

    61 tuổi

    2024

    56 tuổi 4 tháng

    2025

    61 tuổi 3 tháng

    2025

    56 tuổi 8 tháng

    2026

    61 tuổi 6 tháng

    2026

    57 tuổi

    2027

    61 tuổi 9 tháng

    2027

    57 tuổi 4 tháng

    Từ năm 2028 trở đi

    62 tuổi

    2028

    57 tuổi 8 tháng

    2029

    58 tuổi

    2030

    58 tuổi 4 tháng

    2031

    58 tuổi 8 tháng

    2032

    59 tuổi

    2033

    59 tuổi 4 tháng

    2034

    59 tuổi 8 tháng

    Từ năm 2035 trở đi

    60 tuổi

    Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

    Theo đó, độ tuổi của được nghỉ hưu của cán bộ sẽ được thực hiện theo Bộ luật Lao động, tùy vào năm nghỉ hưu mà cán bộ sẽ có độ tuổi nghỉ hưu sẽ khác nhau.

    Nghĩa vụ, quyền của cán bộ được quy định như thế nào?

    Tại Điều 22 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cán bộ như sau:

    1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật này.

    2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.

    3. Chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    Như vậy, cán bộ sẽ có các quyền và nghĩa vụ được liệt kê như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    43