Loading

14:58 - 11/11/2024

Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?

Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không? Nữ dưới 42kg có được hiến máu không?

Nội dung chính

    Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?

    Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định trì hoãn hiến máu như sau:

    2. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm:

    a) Xăm trổ trên da;

    b) Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể;

    c) Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;

    d) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tuỷ xương, viêm tụy.

    Như vậy, khi mới xỏ khuyên rốn thì sẽ bị trì hoãn việc hiến máu trong vòng 6 tháng. Bạn vừa xỏ khuyên vào ngày 7/8 còn lịch hiến máu là 15/8 thì bạn không  thể tham gia hiến máu trong đợt này. Đến tháng 2/2023 bạn mới có thể tham gia hiến máu lại.

    Nữ dưới 42kg có được hiến máu không?

    Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định sức khỏe của người hiến máu như sau:

    a) Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

    b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.

    c) Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

    d) Lâm sàng:

    - Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;

    - Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

    - Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;

    - Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

    đ) Xét nghiệm:

    - Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

    - Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;

    - Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.

    Do đó, theo quy định thì nữ chỉ từ 42kg trở lên mới được tham gia hiến máu còn dưới 42kg thì không thể tham gia.

     

    saved-content
    unsaved-content
    548
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ