Loading

11:48 - 27/09/2024

Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu?

Xin hỏi: Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu?

    Tại khoản 4 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 có quy định mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu như sau:

    - Từ 1% đến 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng;

    - Từ 1,5% đến 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

    - Từ 0,5% đến 1,5% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư.

    Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu?

    Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Từ 01/01/2024, bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào?

    Tại Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 có quy định từ ngày 01/01/2024, bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp sau:

    - Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

    - Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023;

    - Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 và Điều 75 Luật Đấu thầu 2023;

    - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

    - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thoả thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

    - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thoả thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thoả thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;

    - Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

    - Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

    Thời hạn hoàn trả bảo đảm dự thầu rút ngắn còn bao nhiêu ngày từ 01/01/2024?

    Tại khoản 8 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về thời gian hoàn trả bảo đảm dự thầu như sau:

    Bảo đảm dự thầu

    ...

    8. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa khi hợp đồng có hiệu lực.

    Như vậy, so với tại khoản 7 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 thì Luật Đấu thầu 2023 có quy định thời hạn hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu được rút ngắn từ không quá 20 ngày xuống còn không quá 14 ngày.

    Lưu ý: Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ 01/01/2024.

    saved-content
    unsaved-content
    273