Loading

09:47 - 11/11/2024

Mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng được tính như thế nào? Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng?

Mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng được tính như thế nào? Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng?

Nội dung chính

    Viên chức quốc phòng là ai?

    Tại khoản 3 Điều 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:

    Vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

    1. Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

    2. Công nhân quốc phòng là lực lượng lao động chủ yếu thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo vị trí việc làm; thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.

    3. Viên chức quốc phòng là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo chức danh nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, văn hóa, đơn vị quân y và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng.

    Như vậy, viên chức quốc phòng là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo chức danh nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, văn hóa, đơn vị quân y và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng.

    Mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng được tính như thế nào? Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng? (Hình từ Internet)

    Mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng được tính như thế nào?

    Tại Điều 3 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp công vụ như sau:

    Mức phụ cấp công vụ

    Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.

    Như vậy, mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.

    Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng?

    Tại Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng chế độ phụ cấp công vụ như sau:

    Nguyên tắc áp dụng

    1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

    2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:

    a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

    b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

    c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

    3. Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.

    4. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.

    Như vậy, thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng bao gồm:

    - Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định.

    - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

    - Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

    Xem thêm danh sách bài mới cập nhật:>>>

    Kiểm toán viên nhà nước có bao nhiêu ngạch? Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước?

    Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh chuẩn bị hồ sơ khai thuế bao gồm những gì?

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khi nào?

    Các thông tin tín dụng nào công ty thông tin tín dụng được phép thu thập? Đối tượng nào được khai thác thông tin tín dụng?

    Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2024 chậm nhất là khi nào?

    Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024?

    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em theo quy định của Bộ Y tế?

    saved-content
    unsaved-content
    190