Loading

17:01 - 24/11/2024

Muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động thì cần những điều kiện gì?

Tai nạn lao động được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động thì cần những điều kiện gì?

Nội dung chính

    Tai nạn lao động được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khái niệm tai nạn lao động như sau:

    Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

    Muốn đuợc hưởng chế độ tai nạn lao động thì cần những điều kiện gì?

    Muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động thì cần những điều kiện gì? (Hình từ internet)

    Muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động thì cần những điều kiện gì?

    Căn cứ theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

    Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây (1):

    + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

    + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

    + Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

    - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại (1) trên.

    - Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

    Người lao động bị tai nạn lao động có được hưởng bảo hiểm y tế không?

    Căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế như sau:

    Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
    1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
    2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
    3. Khám sức khỏe.
    4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
    5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
    6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
    7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
    8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
    9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
    11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
    13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
    14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

    Theo quy định, những trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế gồm:

    - Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

    - Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

    - Khám sức khỏe.

    - Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

    - Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

    - Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

    - Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

    - Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

    - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

    - Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

    - Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

    - Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

    Như vậy, tai nạn lao động không nằm trong các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế cho nên khi người lao động bị tai nạn lao động thì vẫn có thể được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế.

    Thời gian giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 59 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

    - Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

    - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    saved-content
    unsaved-content
    61