Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Có phải dịp lễ chính thức theo quy định của Bộ luật Lao động hay không?
Nội dung chính
Ngày 20 tháng 11 là ngày gì?
Căn cứ tại Quyết định 167-HĐBT năm 1982 có nêu rõ như sau:
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều 2.- Để ngày 20 tháng 11 có ý nghĩa thiết thực, hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam , rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hình thức sinh hoạt phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.
Theo đó, hằng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Năm 2023, ngày 20/11 sẽ rơi vào thứ 2 trong tuần.
Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Có phải dịp lễ chính thức theo quy định của Bộ luật Lao động hay không? (Hình từ Internet)
20/11 có phải dịp lễ chính thức theo quy định của Bộ luật Lao động hay không?
Tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo như các quy định nêu trên thì người lao động được nghỉ lễ trong các ngày sau:
- Nghỉ Tết Dương lịch
- Nghỉ Tết Âm lịch
- Nghỉ ngày Chiến thắng
- Nghỉ ngày Quốc tế lao động
- Nghỉ ngày Quốc khánh
- Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Căn cứ tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, giáo viên sẽ nghỉ lễ theo quy định tại Bộ luật Lao động
Như vậy thì ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không nằm trong danh sách các ngày nghĩ lễ theo quy định hiện nay đối với giáo viên.
Do đó, giáo viên sẽ không được nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam.
Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm được tổ chức như thế nào?
Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Theo đó, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 được tổ chức tùy thuộc vào số năm tổ chức kỷ niệm, cụ thể như sau:
- Vào những năm tròn (những năm có chữ số cuối cùng là số 0)
+ Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
+ Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
++ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 của bộ, ngành;
++ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 của cấp tỉnh và tại địa phương.
+ Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
- Vào những năm khác (những năm có các chữ số cuối cùng còn lại khác năm tròn)
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11.
Không tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam vào những năm khác năm tròn.