Loading

14:52 - 08/01/2025

Nghĩa tường minh và hàm ẩn là gì trong môn Ngữ Văn? Năm học 2024-2025 kết thúc học kỳ 1 vào thời gian nào?

Nghĩa tường minh và hàm ẩn là nội dung trong chương trình môn Ngữ văn lớp mấy? Nghĩa tường minh và hàm ẩn là gì trong môn Ngữ Văn?

Nội dung chính


    Nghĩa tường minh và hàm ẩn là gì trong môn Ngữ Văn?

    - Nghĩa tường minh: là ý nghĩa trực tiếp, dễ hiểu khi đọc một câu văn, một đoạn thơ. Đó là những gì mà tác giả muốn truyền đạt một cách rõ ràng, dễ nhận biết.

    - Nghĩa hàm ẩn: lại khác, nó là những ý nghĩa sâu xa, giấu kín đằng sau lớp nghĩa tường minh. Để khám phá ra nghĩa hàm ẩn, người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng và hiểu biết về cuộc sống, xã hội để suy ngẫm.

    * Ví dụ áp dụng vào bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ":

    - Nghĩa tường minh:

    Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân: bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện, giọt sương long lanh.

    Tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả.

    Ước muốn được cống hiến cho cuộc đời.

    - Nghĩa hàm ẩn:

    Mùa xuân nho nhỏ: Không chỉ là mùa xuân của thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho những đóng góp nhỏ bé của mỗi cá nhân cho cuộc đời chung.

    Bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện: Là hình ảnh ẩn dụ cho những điều đẹp đẽ, cao quý trong cuộc sống.

    Người lính, người nông dân: Đại diện cho những con người lao động, những người đang xây dựng đất nước.

    *Lưu ý: Thông tin về nghĩa tường minh và hàm ẩn là gì trong môn Ngữ Văn chỉ mang tính chất tham khảo./.

    Nghĩa tường minh và hàm ẩn là gì trong môn Ngữ Văn?

    Nghĩa tường minh và hàm ẩn là gì trong môn Ngữ Văn? Năm học 2024-2025 kết thúc học kỳ 1 vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

    Nghĩa tường minh và hàm ẩn là nội dung trong chương trình môn Ngữ văn lớp mấy?

    Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt đối với môn Ngữ văn lớp 8 như sau:

    KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

    - Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối thông dụng.

    - Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ.

    - Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng.

    - Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: vô, hữu) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: vô tư, vô hình, hữu quan, hữu hạn).

    - Trợ từ, thán từ: đặc điểm và chức năng.

    - Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng.

    - Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng định và câu phủ định: đặc điểm và chức năng.

    - Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng.

    - Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu.

    - Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng.

    - Kiểu văn bản và thể loại.

    - Văn bản tự sự: bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội.

    - Văn bản biểu cảm: thơ sáu chữ, bảy chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu, bảy chữ.

    - Văn bản nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; bài thảo luận về một vấn đề của đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học.

    - Văn bản thông tin: thông tin khách quan, ý kiến chủ quan và mục đích của văn bản; văn bản thuyết minh để giải thích một hiện tượng tự nhiên; bài giới thiệu một cuốn sách; văn bản kiến nghị.

    - Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị.

    - Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị.

    - Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...

    * KIẾN THỨC VĂN HỌC

    - Tưởng tượng trong tác phẩm văn học.

    - Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản.

    - Đề tài và chủ đề, cách xác định chủ đề; kết cấu.

    - Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ trong truyện cười, truyện lịch sử

    - Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

    - Các thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng.

    - Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

    - Một số yếu tố hình thức của một bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

    - Xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong kịch bản văn học (hài kịch).

    - Một số yếu tố hình thức của thơ tự do (sáu, bảy chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp.

    - Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học.

    - Nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả.

    Như vậy, có thể thấy rằng nghĩa tường minh và hàm ẩn là nội dung trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8.

    Năm học 2024-2025 kết thúc học kỳ 1 vào thời gian nào?

    Trước hết, năm học 2024-2025 sắp tới đây theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

    - Lịch tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

    - Đối với lễ khai giảng của các cấp học sẽ được tổ chức vào ngày 05/9/2024.

    - Kết thúc học kỳ 1 trước ngày 18/01/2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2025.

    - Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2025.

    - Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2025.

    - Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

    - Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

    *Lưu ý: Để biết chính xác ngày tựu trường 2024-2025 là ngày nào, phụ huynh học sinh nên theo dõi thông báo từ phía nhà trường hoặc thông báo của địa phương.

    Như vậy, đối chiếu quy định trên thì hoàn thành chương trình và kết thúc học kỳ 1 trước ngày 18/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    19
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ