Loading

12:45 - 16/01/2025

Những điều cấm cấm kỵ khi đi chùa đầu năm Ất Tỵ 2025

Đi chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Vậy cần phải lưu ý tránh những điều gì khi đi chùa đầu năm Ất Tỵ?

Nội dung chính

    Những điều cấm cấm kỵ khi đi chùa đầu năm Ất Tỵ 2025

    Từ xa xưa, đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Đây là dịp để mọi người cầu mong sự may mắn, bình an cho bản thân và gia đình và là dịp thể hiện lòng thành kính đối với chư vị Đức Phật và tổ tiên.

    Chùa là chốn linh thiêng, nên khi đi chùa phải luôn thật trang nghiêm. Vậy những điều cấm cấm kỵ khi đi chùa đầu năm Ất Tỵ 2025 là gì?

    (1) Không đi vào chùa bằng cửa chính

    Khi bước vào nhà chính của chùa, lối đi vào thường là ở cửa bên thay vì cửa chính giữa. Cửa chính được coi là lối đi trang nghiêm dành cho Đức Phật. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua vì theo quan niệm truyền thống, hành động dẫm lên bậu cửa được xem là bất kính và phạm lỗi ở nơi linh thiêng.

    Cổng chính dẫn vào chùa được gọi là cổng Tam quan, mang ý nghĩa triết lý sâu sắc trong Phật giáo. Theo quan niệm xưa, cửa chính giữa thường chỉ dành riêng cho đức Phật, Ngọc Đế hoặc Quốc vương đi qua, nên nhiều ngôi chùa truyền thống thường đóng cửa chính này. Khi đi qua cổng Tam quan, người ta thường đi vào từ cửa Giả quan (bên phải) và đi ra từ cửa Không quan (bên trái), thể hiện sự tôn kính và tuân thủ đúng nghi lễ khi vào chốn thanh tịnh

    (2) Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo

    Đi giày dép vào Phật đường, Tam bảo là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Ở Việt Nam, hầu như mọi ngôi chùa đều hướng dẫn người đi lễ chùa để giày dép trước khi bước vào.

    (3) Không làm ồn

    Không làm ồn, không để trẻ con chạy loạn Tam Bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật… Không được làm ồn hoặc nói những lời bất kính. Đặc biệt, cần tránh thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật, Thánh…

    (4) Không đi qua mặt những người đang quỳ lạy

    Khi bước đi trong chùa không nên đi cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương và đợi đến lượt mình mà không được chen lấn.

    (5) Không dùng miệng thổi tắt hương, nến

    Đây là một lỗi sai mà nhiều người thường gặp phải do thói quen thường ngày. Khi đi chùa Tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng. Hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ để tắt hương và nến.

    (6) Không tùy tiện nhét tiền công đức

    Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các nơi được chỉ dẫn.

    (7) Không chạm, sờ vào tượng Phật

    Nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều lợi lộc, sức khỏe. Nhưng thực ra, những ành vi như vậy được coi là bất kính. Những hành động như vậy chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.

    (8) Không ăn mặc xuề xòa, hở hang, phản cảm

    Chùa là nơi linh thiêng thờ phật, là cõi thanh tịnh vài vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang, lòe loẹt.

    (9) Không tùy tiện chụp ảnh, quay phim tượng Phật, trong chùa

    Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.

    Những điều cấm cấm kỵ khi đi chùa đầu năm Ất Tỵ 2025Những điều cấm cấm kỵ khi đi chùa đầu năm Ất Tỵ 2025 (Hình từ Internet)

    Ý nghĩa của việc đi chùa đầu năm

    (1) Cầu mong may mắn và bình an

    Mỗi dịp đầu xuân, người Việt thường đến chùa để cầu nguyện cho bản thân và gia đình một năm mới may mắn, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và công việc thuận lợi. Đây là thời điểm để mỗi người cầu mong về những điều tốt đẹp trong năm mới.

    (2) Tìm kiếm sự thanh tịnh và cân bằng tâm hồn

    Sau một năm với nhiều thăng trầm, nhiều người chọn đi chùa đầu năm để hòa mình vào không gian yên bình, thanh tịnh. Chốn cửa Phật giúp con người tạm gác lại những lo toan, muộn phiền của cuộc sống, tìm lại sự cân bằng và bình an trong tâm hồn, đồng thời tạo thêm niềm tin và hy vọng cho năm mới.

    (3) Gìn giữ và tôn vinh truyền thống văn hóa

    Đi chùa đầu năm là dịp để kết nối với cội nguồn văn hóa dân tộc. Đi lễ chùa là cơ hội để gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, Đức Phật và các đấng linh thiêng. Đây cũng là một cách giáo dục con cháu về những giá trị đạo đức và nét đẹp văn hóa của dân tộc.

    (4) Thể hiện lòng biết ơn và hướng thiện

    Việc đi lễ chùa đầu năm còn mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn với chư vị Đức Phật, Bồ Tát và các vị thần linh, những người được coi là che chở và dẫn dắt con người trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để mỗi người hướng thiện, tự nhắc nhở bản thân sống tốt hơn, hành xử đúng đắn và làm nhiều việc thiện lành.

    Chùa là cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng?

    Có nhiều thắc mắc về việc chùa là cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng.

    Để giải thích cho điều này, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định tại Khoản 1, 4, 5 và khoản 14 Điều 2 như sau:

    Giải thích từ ngữ
    1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
    ...
    4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
    5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
    ...
    14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.

    Từ những quy định trên, có thể nhận thấy rằng chùa là cơ sở tôn giáo, không phải cơ sở tín ngưỡng.

    Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện những hoạt động tín ngưỡng dựa trên cơ sở là niềm tin. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện... là nơi hể hiện niềm tin với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm những đối tượng được tôn thờ như giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

    saved-content
    unsaved-content
    38
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ