Nhà máy điện nào không chạy bằng than? Các nhà máy sử dụng nhiên liệu gì để thay thế than?
Nội dung chính
Nhà máy điện nào không chạy bằng than? Các nhà máy sử dụng nhiên liệu gì để thay thế than?
Nhà máy điện không chạy bằng than là những nhà máy sử dụng các nguồn năng lượng khác như dầu, khí đốt, năng lượng tái tạo (gió, mặt trời), nước hoặc phản ứng hạt nhân để sản xuất điện, thay vì sử dụng than đá. Những nhà máy này thường được xây dựng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời đáp ứng các mục tiêu về phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.
Một số loại nhà máy điện không chạy bằng than bao gồm:
(1) Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức ở TP. Thủ Đức (trước đây thuộc TP. Hồ Chí Minh) sử dụng khí đốt tự nhiên và dầu làm nhiên liệu chính. Đây là một trong những nhà máy nhiệt điện lâu đời nhất ở miền Nam Việt Nam, với tổng công suất khoảng 240 MW. Nhà máy đã đóng góp lớn vào việc cung cấp điện cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
(2) Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng ở Tây Ninh là một trong những nhà máy điện sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để phát điện.
(3) Nhà máy sinh khối An Khê ở Gia Lai chạy bằng nguyên liệu hữu cơ, như phế phẩm nông nghiệp hoặc rác thải.
(4) Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) được xây dựng với các tổ máy sử dụng khí đốt làm nhiên liệu chính thay vì than.
(5) Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đây là một trong những nhà máy thủy điện lớn, sử dụng năng lượng từ dòng nước sông Đà để quay các tua-bin và tạo ra điện.
Ngoài ra, còn có nhiều nhà máy điện không chạy bằng than khác.
Các nhà máy điện không chạy bằng than ở Việt Nam chủ yếu sử dụng khí đốt tự nhiên, nước (thủy điện), năng lượng mặt trời, năng lượng gió và sinh khối. Những nhà máy này đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển nguồn năng lượng bền vững.
Nhà máy điện nào không chạy bằng than? Các nhà máy sử dụng nhiên liệu gì để thay thế than? (Ảnh từ Internet)
Đất xây dựng nhà máy điện có phải là đất sử dụng vào mục đích công cộng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
...
6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
...
g) Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng là đất xây dựng nhà máy điện và công trình phụ trợ của nhà máy điện; công trình đập, kè, đường dẫn nước phục vụ cho nhà máy thủy điện; hệ thống đường dây truyền tải điện và trạm biến áp; công trình kinh doanh dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng thuộc phạm vi nhà máy điện; hệ thống chiếu sáng công cộng; giàn khai thác, công trình phục vụ khai thác, xử lý dầu khí, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy chế biến khí, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học; kho chứa dầu thô, kho chứa, trạm bơm xăng, dầu, khí, hệ thống đường ống dẫn, hành lang bảo vệ an toàn công trình để bảo đảm an toàn kỹ thuật; công trình kinh doanh dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng thuộc phạm vi công trình phục vụ khai thác, xử lý dầu, khí, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy chế biến khí, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học và các công trình, hạng mục công trình khác phục vụ cho công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng theo quy định của pháp luật;
Như vậy, đất xây dựng nhà máy điện là một trong những loại đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng được quy định là đất sử dụng vào mục đích công cộng.
Đất xây dựng nhà máy điện thuộc nhóm đất nào?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 như sau:
Phân loại đất
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
Theo đó, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
Như vậy, đất xây dựng nhà máy điện là một trong những loại đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.