Loading

11:26 - 18/12/2024

Những đối tượng nào được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã? Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?

Những đối tượng nào được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã? Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn T.S ở Hà Nội

Nội dung chính

    Những đối tượng nào được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã?

    Những đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã theo quy định tại Điều 14 Nghị định 33/2023/NĐ-CP bao gồm:

    - Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức.

    - Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm.

    - Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữa các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

    Theo đó, tại Điều 15 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về việc tuyển dụng công chức cấp xã và tiếp nhận vào làm công chức cấp xã thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện.

    Những đối tượng nào được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã? Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?

    Những đối tượng nào được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã? Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?

    Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?

    Tại khoản 15 Điều 13 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về thời gian tập sự đối với công chức cấp xã như sau:

    - Riêng thời gian tập sự của công chức cấp xã được thực hiện như sau: 12 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học trở lên; 06 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo dưới đại học.

    - Không thực hiện chế độ tập sự đối với chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.

    Theo đó, người được tuyển dụng giữ chức danh công chức cấp xã hoàn thành chế độ tập sự theo quy định tại khoản này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hết thời gian tập sự và xếp lương đối với công chức được tuyển dụng.

    Cán bộ công chức cấp xã có những chế độ gì theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP?

    Căn cứ Mục 4 Chương II Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cán bộ công chức cấp xã có các chế độ chính sách sau:

    - Chế độ tiền lương;

    - Nâng bậc lương;

    - Phụ cấp thâm niên vượt khung;

    - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;

    - Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh;

    - Chế độ BHXH, BHYT;

    - Chế độ đào tạo, bồi dưỡng.

    Cụ thể như sau:

    Chế độ, chính sách

    Nội dung

    Tiền lương

    Thực hiện xếp lương như công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

    - Trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp thì được đề nghị Chủ tịch UBND huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.

    - Trường hợp người được bầu làm cán bộ cấp xã, được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức cấp xã mà đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc, chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì thời gian công tác có BHXH bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp lương (trừ thời gian tập sự, thử việc).

    (Thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục thì được cộng dồn).

    Nâng bậc lương

    Thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

    Phụ cấp thâm niên vượt khung

    Thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

    Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

    Hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:

    - Bí thư Đảng ủy: 0,30.

    - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.

    - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.

    - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

    Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh

    - Cán bộ công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm như sau:

    Phụ cấp kiêm nhiệm = 50% mức lương (bậc 1) + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT.

    Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, UBND huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.

    - Trường hợp cán bộ công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

    Chế độ BHXH, BHYT

    Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

    Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

    Thực hiện theo quy định của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và quy định của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

    saved-content
    unsaved-content
    27