Loading

16:56 - 18/11/2024

Thẩm quyền quản lý công chức cấp xã

Thẩm quyền quản lý công chức cấp xã được quy định như thế nào? Tôi hiện đang tìm hiểu về việc kê khai minh bạch tài sản của cán bộ, công chức. Cho tôi hỏi thẩm quyền quản lý công chức cấp xã được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền quản lý công chức cấp xã

    Thẩm quyền quản lý công chức cấp xã được quy định tại Điều 46 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn, theo đó: 

    1. Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

    a) Chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quy định về công chức cấp xã;

    b) Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công chức cấp xã về tuyển dụng, sử dụng, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã;

    c) Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức cấp xã.

    d) Thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân các cấp và đối với công chức cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã;

    đ) Thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên phạm vi toàn quốc.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

    a) Quyết định số lượng cụ thể công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nội vụ; hướng dẫn việc kiêm nhiệm một số chức danh để bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có công chức đảm nhiệm;

    b) Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá công chức cấp xã hàng năm;

    c) Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã;

    d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã; từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng công chức cấp xã;

    đ) Hàng năm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã;

    e) Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã;

    g) Ban hành quy định về phân cấp quản lý đối với công chức cấp xã;

    h) Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh;

    i) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp đối với công chức cấp xã;

    k) Hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.

    3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    a) Lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã;

    b) Tổ chức tuyển dụng đối với công chức cấp xã theo Nghị định này và Quy chế tuyển dụng công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định tiếp nhận, điều động và quản lý công chức cấp xã theo Nghị định này và theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

    c) Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã;

    d) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo hướng dẫn và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    đ) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    e) Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về công chức cấp xã;

    g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

    h) Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn cấp huyện;

    i) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc nhận xét, đánh giá công chức cấp xã hàng năm; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã;

    k) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.

    4. Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    a) Trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã; nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã;

    b) Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã;

    c) Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức ở địa phương;

    d) Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã;

    đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

    e) Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã;

    g) Lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.

    Trên đây là tư vấn về thẩm quyền quản lý công chức cấp xã. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 112/2011/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    41