Những đối tượng nào không được Quỹ tín dụng nhân dân cho vay không có bảo đảm? Quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn thông qua các hình thức nào?
Nội dung chính
Quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn thông qua các hình thức nào?
Theo quy định Điều 36 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN quy định về huy động vốn như sau:
Huy động vốn
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.
2. Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Vay vốn điều hòa theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành theo quy định của pháp luật.
4. Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác.
5. Vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
6. Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước
Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn thông qua các hình thức như sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.
+ Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của Quỹ tín dụng nhân dân.
+ Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
+ Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
- Vay vốn điều hòa theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành theo quy định của pháp luật.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác.
- Vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
- Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.
Những đối tượng nào không được Quỹ tín dụng nhân dân cho vay không có bảo đảm? Quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào không được Quỹ tín dụng nhân dân cho vay không có bảo đảm?
Theo quy định khoản 1 Điều 8 Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn cho vay như sau:
Giới hạn cho vay
1. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản lý tiền vay) cho những đối tượng sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân;
c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điểm a khoản này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
d) Người thẩm định, xét duyệt cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.
.....
Như vậy, đối tượng không được Quỹ tín dụng nhân dân cho vay không có bảo đảm bao gồm:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân.
- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân.
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng gồm: Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
- Người thẩm định, xét duyệt cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.
Ngoài ra, những đối tượng trên cũng không được cho vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản lý tiền vay.
Quỹ tín dụng nhân dân có những quyền nào?
Căn cứ theo Điều 40 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-NHNN, Quỹ tín dụng nhân dân có những quyền như sau:
- Được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin.
- Được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Được Ngân hàng Hợp tác xã hỗ trợ trong việc thực hiện kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu.
- Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống liên quan đến khoản vay.
- Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
- Từ chối các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, khởi kiện tổ chức, cá nhân vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của quỹ tín dụng nhân dân.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật