Loading

13:02 - 04/01/2025

Những lỗi vi phạm bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng (Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Những lỗi vi phạm nào bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng? Đang trong thời hạn bị tước giấy phép lái xe thì có bị trừ điểm giấy phép lái xe hay không?

Nội dung chính

    Những lỗi vi phạm bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng?

    (1) Các lỗi bị tước giấy phép lái xe máy 

    Theo điểm b khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định người điều khiển xe máy thực hiện các hành vi sau đây ngoài bị xử phạt hành chính còn bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng:

    - Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

    - Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

    - Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 06 tuổi ngồi phía trước;

    - Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trư

    ờng hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

    - Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

    (2) Các lỗi bị tước giấy phép lái xe ô tô 

    Theo Điểm b khoản 15 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi sau đây còn bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng: 

    - Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ 

    - Chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ 

    - Dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ.

    Những lỗi vi phạm bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng?  (Nghị định 168/2024/NĐ-CP)Những lỗi vi phạm bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng?  (Nghị định 168/2024/NĐ-CP) (Hình từ Internet)

    Đang trong thời hạn bị tước giấy phép lái xe thì có bị trừ điểm giấy phép lái xe hay không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:

    Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe
    1. Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe
    a) Việc trừ điểm giấy phép lái xe được thực hiện ngay sau khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà theo quy định của Nghị định này bị trừ điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành;
    b) Trường hợp cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên theo quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng trừ điểm đối với hành vi vi phạm bị trừ nhiều điểm nhất;
    c) Trường hợp số điểm còn lại của giấy phép lái xe ít hơn số điểm bị trừ thì áp dụng trừ hết số điểm còn lại của giấy phép lái xe đó;
    d) Trường hợp giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn (xe mô tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời hạn (xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt thực hiện trừ điểm đối với giấy phép lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc trừ điểm giấy phép lái xe có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện hành vi vi phạm hành chính có quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe;
    đ) Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

    Như vậy, trường hợp đang trong thời hạn bị tước giấy phép lái xe thì không trừ điểm giấy phép lái xe đó.

    Thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe từ 2025?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:

    - Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

    - Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

    - Khi giữ và trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

    saved-content
    unsaved-content
    47