Loading

15:33 - 02/10/2024

Nơi nhận được trình bày như thế nào trong văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân?

Nơi nhận được trình bày như thế nào trong văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không?

Nội dung chính

    Nơi nhận được trình bày như thế nào trong văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân?

    Nơi nhận trong văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân được trình bày theo quy định tại Điều 15 Quyết định 393/QĐ-VKSTC năm 2016 về Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:

    (1) Thể thức

    Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận văn bản và có trách nhiệm như: Để giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu.

    Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định của pháp luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và quan hệ công tác; căn cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản trình người ký văn bản quyết định.

    Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ:

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận” và phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản.

    Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần:

    - Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;

    - Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên” (không dùng từ “Như kính gửi”), tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.

    (2) Kỹ thuật trình bày

    Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b (Phụ lục II).

    Phần nơi nhận tại ô số 9a được trình bày như sau:

    - Từ “kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;

    - Sau từ “kính gửi” có dấu hai chấm (:); nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân thì từ “kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trở lên thì xuống dòng; tên các cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình bày một dòng riêng, được trình bày thẳng hàng với nhau dưới dấu hai chấm (:) của từ “kính gửi”, đầu dòng có gạch đầu dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), cuối dòng cuối cùng có dấu chấm (.), ví dụ:

    + Gửi một nơi:

    Kính gửi:     Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

    + Gửi nhiều nơi:

    Kính gửi:

     

     

    - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa;

     

    - Công an tỉnh Thanh Hóa;

    - Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

    Phần nơi nhận tại ô số 9b (Phụ lục II) áp dụng chung đối với công văn hành chính và các loại văn bản khác, được trình bày như sau:

    - Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm (:), bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;

    - Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau có dấu hai chấm (:), tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư cơ quan, tổ chức), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong trường hợp cần thiết), cuối cùng là dấu chấm (.).

    Trên đây là nội dung quy định về việc trình bày nơi nhận trong văn bản hành chính của ngành kiểm sát nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 393/QĐ-VKSTC năm 2016

    saved-content
    unsaved-content
    17