Loading

08:29 - 11/10/2024

Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư?

Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư?

    Ngày 01/01/2018, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 chính thức có hiệu lực, theo đó, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. 

    Theo Khoản 3 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư có đủ điều kiện sau đây:

    - Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư;

    - Không bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

    - Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký kết hợp đồng lao động.

    Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Trợ giúp pháp lý 2017 để hiểu rõ nội dung này.

    saved-content
    unsaved-content
    26
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ