Loading

09:26 - 18/12/2024

Phụ lục của hợp đồng lao động có giá trị pháp lý như hợp đồng không? Sửa đổi hợp đồng lao động thông qua phụ lục hợp đồng được không?

Phụ lục của hợp đồng lao động có giá trị pháp lý như hợp đồng không? Sửa đổi hợp đồng lao động thông qua phụ lục hợp đồng được không?

Nội dung chính

    Phụ lục hợp đồng lao động có giá trị pháp lý như hợp đồng không?

    Căn cứ tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Phụ lục hợp đồng lao động
    1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
    2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

    Theo đó, phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng lao động.

    Cũng theo quy định này thì phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

    Phụ lục của hợp đồng lao động có giá trị pháp lý như hợp đồng không? Sửa đổi hợp đồng lao động thông qua phụ lục hợp đồng được không?

    Phụ lục của hợp đồng lao động có giá trị pháp lý như hợp đồng không? Sửa đổi hợp đồng lao động thông qua phụ lục hợp đồng được không?

    Việc sửa đổi hợp đồng lao động có thể thực hiện thông qua phụ lục hợp đồng không?

    Căn cứ tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
    1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
    2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
    3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

    Theo đó, nếu hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động có thể thực hiện thông qua phụ lục hợp đồng mà không bắt buộc giao kết hợp đồng lao động mới.

    Đồng thời tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Phụ lục hợp đồng lao động
    1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
    2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
    ...

    Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

    Nếu điều khoản tại phụ lục hợp đồng lao động trái với nội dung của hợp đồng thì xử lý thế nào?

    Căn cứ tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Phụ lục hợp đồng
    1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
    2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

    Đồng thời tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Phụ lục hợp đồng lao động
    ...
    2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

    Như vậy, trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

    saved-content
    unsaved-content
    110