Loading

18:56 - 20/11/2024

Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như thế nào?

Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như thế nào? Trả lại hoặc bù trừ phí sử dụng đường bộ đã nộp?

Nội dung chính

    1. Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như thế nào?

    Tại Điều 8 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như sau:

    1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.

    Trường hợp Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định, số tiền còn lại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Tổng cục Đường bộ Việt Nam mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.

    2. Đối với các đơn vị đăng kiểm thực hiện thu phí

    a) Đơn vị thu phí được trích để lại một phẩy ba mươi hai phần trăm (1,32%) số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để chi cho các nội dung sau:

    - Trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.

    - Trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền được để lại (1,32%) để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc.

    b) Trả lại tiền phí đối với các trường hợp không chịu phí quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

    c) Số tiền còn lại (sau khi trừ số tiền quy định tại điểm a và điểm b Khoản này) tổ chức thu phí chuyển về tài khoản chuyên thu của Cục Đăng kiểm Việt Nam (chuyển tiền trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng thương mại). Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.

    3. Cục Đăng kiểm Việt Nam và Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp số tiền phí (quy định tại điểm c khoản 2 Điều này), Tổng cục Đường bộ Việt Nam nộp 98,8% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương của Bộ Giao thông vận tải theo Tiểu mục quy định hiện hành của Nhà nước; để chi cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu giao thông đường bộ theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

    4. Số tiền phí được để lại chi của tổ chức thu phí: Trường hợp tổ chức thu phí áp dụng cơ chế tài chính doanh nghiệp, số tiền phí được để lại là doanh thu của đơn vị và thực hiện khai, nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định pháp luật về thuế; trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, số tiền phí được để lại quản lý, sử dụng theo quy định.

    2. Trả lại hoặc bù trừ phí sử dụng đường bộ đã nộp?

    Tại Điều 9 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định việc trả lại hoặc bù trừ phí sử dụng đường bộ đã nộp như sau:

    1. Đối với xe ô tô quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư này nếu đã nộp phí thì chủ phương tiện được trả lại phí đã nộp hoặc được bù trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau.

    a) Đối với xe ô tô quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư này trước khi mang xe đi sửa chữa, chủ phương tiện phải xuất trình Biên bản hiện trường tai nạn có xác nhận của cơ quan công an và nộp lại Tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định cho đơn vị đăng kiểm gần nhất để có căn cứ trả lại phí sau khi phương tiện hoàn thành việc sửa chữa và kiểm định lại để tiếp tục lưu hành.

    b) Hồ sơ trả lại phí hoặc bù trừ vào số phí sử dụng đường bộ kỳ sau (sau đây gọi chung là trả lại phí) bao gồm:

    b.1) Giấy đề nghị trả lại hoặc bù trừ phí sử dụng đường bộ theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

    b.2) Bản phô tô các giấy tờ chứng minh thời gian không được sử dụng phương tiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này (Quyết định tịch thu hoặc thu hồi xe của cơ quan có thẩm quyền, văn bản thu hồi giấy đăng ký và biển số xe).

    b.3) Bản phô tô biên lai thu phí. Trường hợp bị mất biên lai thu phí, chủ phương tiện đề nghị đơn vị đăng kiểm nơi nộp phí cấp bản sao biên lai thu phí.

    b.4) Riêng đối với xe ô tô quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư này ngoài các giấy tờ nêu trên, chủ phương tiện còn phải cung cấp Biên bản thu Tem và Giấy chứng nhận kiểm định theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian tính trả lại hoặc bù trừ phí từ thời điểm cơ quan chức năng thu giữ Tem và Giấy chứng nhận kiểm định.

    c) Hồ sơ trả lại phí được nộp tại đơn vị đăng kiểm. Khi nộp hồ sơ, đối với các giấy tờ phô tô, người đề nghị trả lại phí phải mang theo bản chính để đơn vị đăng kiểm đối chiếu. Khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị đăng kiểm đóng dấu tiếp nhận, ghi thời gian nhận và ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.

    Trường hợp hồ sơ trả lại phí chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho người nộp hồ sơ để hoàn chỉnh.

    d) Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị trả lại phí, căn cứ hồ sơ đề nghị trả lại phí của chủ phương tiện, thủ trưởng đơn vị đăng kiểm ra Quyết định về việc trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Thông báo về việc không được trả lại/bù trừ tiền phí theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này gửi người đề nghị trả lại phí.

    e) Số phí được trả lại hoặc bù trừ cho chủ phương tiện tương ứng với số phí đã nộp cho thời gian phương tiện không sử dụng.

    g) Quyết định về việc trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ là căn cứ để đơn vị đăng kiểm kê khai, quyết toán số tiền phí đã trả lại hoặc bù trừ vào số phí phải nộp kỳ sau.

    2. Đối với xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

    a) Khi tạm dừng lưu hành

    a.1) Doanh nghiệp gửi hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải nơi quản lý, cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải hoặc nơi sử dụng phương tiện (đối với trường hợp mang phương tiện đến địa phương khác sử dụng), bao gồm: Đơn xin tạm dừng lưu hành theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô (bản sao).

    a.2) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ (kiểm tra các điều kiện: Các xe đề nghị tạm dừng lưu hành là xe kinh doanh vận tải và thuộc sở hữu của doanh nghiệp; thời gian đề nghị tạm dừng lưu hành của từng xe phải liên tục từ 30 ngày trở lên).

    - Trường hợp chưa đủ điều kiện thì ra Thông báo về việc không đủ điều kiện đăng ký tạm dừng lưu hành theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và trả lại doanh nghiệp để hoàn thiện lại hồ sơ. Thời gian thực hiện 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.

    - Trường hợp đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải ký xác nhận vào Đơn xin tạm dừng lưu hành, đồng thời lập Biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu kinh doanh vận tải theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; thời gian thực hiện 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.

    a.3) Doanh nghiệp lập hồ sơ nộp cho đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi được Sở Giao thông vận tải xác nhận vào đơn. Hồ sơ bao gồm: Đơn xin nghỉ lưu hành bản chính (có xác nhận của Sở Giao thông vận tải); biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu (đối với xe thuộc diện cấp biển hiệu, phù hiệu); biên lai thu phí sử dụng đường bộ (bản sao).

    a.4) Đơn vị đăng kiểm nhận và kiểm tra hồ sơ

    - Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp thì ra Thông báo theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này và trả lại doanh nghiệp để hoàn thiện lại hồ sơ, thời gian thực hiện 02 ngày làm việc.

    - Trường hợp đủ điều kiện thì lập Biên bản thu Tem nộp phí sử dụng đường bộ theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian thực hiện 02 ngày làm việc.

    a.5) Ngày Sở Giao thông vận tải xác nhận vào Đơn xin tạm dừng lưu hành là căn cứ xác định thời gian tạm dừng lưu hành, để xét thuộc trường hợp không chịu phí.

    Trường hợp thời gian nghỉ lưu hành thực tế lớn hơn so với thời gian dự kiến trên 30 ngày, chậm nhất là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc nghỉ lưu hành theo dự kiến doanh nghiệp phải làm Đơn xin tạm dừng lưu hành gửi Sở Giao thông vận tải xác nhận bổ sung. Trường hợp doanh nghiệp không làm Đơn hoặc làm Đơn xin tạm dừng lưu hành đã có xác nhận của Sở Giao thông vận tải nhưng doanh nghiệp không nộp cho đơn vị đăng kiểm trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao thông vận tải xác nhận thì doanh nghiệp vẫn phải chịu phí cho phương tiện nghỉ lưu hành thực tế lớn hơn so với thời gian dự kiến.

    Trường hợp thời gian nghỉ lưu hành thực tế lớn hơn so với thời gian dự kiến không quá 30 ngày, doanh nghiệp không phải làm Đơn xin tạm dừng lưu hành bổ sung.

    Ví dụ 7: Xe của ông A xin nghỉ lưu hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến ngày 30 tháng 11 năm 2022 (Đơn xin tạm dừng lưu hành dự kiến nghỉ 02 tháng). Hồ sơ đã được Sở Giao thông vận tải xác nhận và nộp cho đơn vị đăng kiểm. Thực tế, xe của ông A dừng lưu hành đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2023 (quá thời gian dự kiến xin dừng lưu hành 02 tháng).

    - Trường hợp ông A làm Đơn xin tạm dừng lưu hành gửi Sở Giao thông vận tải xác nhận bổ sung việc tạm dừng lưu hành để được xác định xe thuộc diện không chịu phí đến hết tháng 01 năm 2023.

    - Trường hợp ông A không làm Đơn xin tạm dừng lưu hành hoặc làm Đơn xin tạm dừng lưu hành đã có xác nhận của Sở Giao thông vận tải nhưng không nộp cho đơn vị đăng kiểm trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao thông vận tải xác nhận thì ông A phải nộp phí từ ngày 01 tháng 12 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2023.

    Ví dụ 8: Với giả định tại ví dụ 7 nêu trên. Đến ngày 29 tháng 12 năm 2022, ông A làm thủ tục xin lưu hành trở lại, ông A không phải làm hồ sơ gửi Sở Giao thông vận tải xác nhận bổ sung nghỉ 29 ngày.

    a.6) Trường hợp doanh nghiệp chưa nộp phí sử dụng đường bộ đối với xe đề nghị tạm dừng lưu hành tính đến thời điểm tạm dừng lưu hành thì phải nộp đủ phí sử dụng đường bộ cho đơn vị đăng kiểm tính đến thời điểm dừng lưu hành.

    b) Khi doanh nghiệp có nhu cầu lưu hành lại các xe đã đề nghị tạm dừng lưu hành thực hiện các thủ tục sau:

    b.1) Doanh nghiệp gửi đơn vị đăng kiểm (nơi đã nộp hồ sơ đề nghị dừng lưu hành) hồ sơ đề nghị cấp lại Tem nộp phí sử dụng đường bộ, gồm: Đơn đề nghị cấp lại Tem nộp phí sử dụng đường bộ theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này, biên bản thu Tem nộp phí sử dụng đường bộ (bản chính).

    b.2) Đơn vị đăng kiểm kiểm tra hồ sơ

    - Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo hoặc số ngày thực tế xe dừng lưu hành (tính từ thời điểm tạm dừng lưu hành đến ngày đề nghị lưu hành trở lại) chưa đảm bảo thời gian liên tục từ 30 ngày trở lên thì đơn vị đăng kiểm ra Thông báo chưa đủ điều kiện xét thuộc diện không chịu phí theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

    - Trường hợp hồ sơ đảm bảo, số ngày thực tế xe dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên và có đủ xác nhận của Sở Giao thông vận tải, đơn vị đăng kiểm tính toán số phí được bù trừ, số phí phải nộp bổ sung (nếu có) trên cơ sở mức thu của một tháng chia cho 30 ngày và nhân với số ngày nghỉ lưu hành.

    + Trường hợp xe chưa được nộp phí kể từ ngày dừng lưu hành thì số phí phải nộp sẽ được tính từ thời điểm đăng ký lưu hành trở lại cho đến chu kỳ đăng kiểm tiếp theo, theo quy định.

    + Trường hợp xe đã được nộp phí thì sẽ được bù trừ số phí tương ứng trong thời gian nghỉ lưu hành vào số tiền phí phải nộp của kỳ tiếp theo. Đơn vị đăng kiểm ký Quyết định bù trừ phí sử dụng đường bộ theo mẫu tại Phụ lục IV.

    Ví dụ 9: Ngày 01 tháng 01 năm 2022, doanh nghiệp X nộp phí cho xe ô tô với chu kỳ 18 tháng (đến ngày 30 tháng 6 năm 2023). Sau 01 tháng hoạt động, doanh nghiệp xin dừng hoạt động xe đến hết năm 2022 và được cơ quan quản lý cho dừng hoạt động 11 tháng. Ngày 01 tháng 01 năm 2023, khi xe đăng ký lưu hành trở lại, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ có thời hạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2024 (cộng thêm 11 tháng kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2023).

    Ví dụ 10: Cũng với giả định tại ví dụ 9 nêu trên, doanh nghiệp X xin dừng hoạt động xe 20 tháng (từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến ngày 30 tháng 9 năm 2023). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2023, doanh nghiệp xin lưu hành xe, đơn vị đăng kiểm tính và cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ từ ngày 01 tháng 10 năm 2023 đến ngày 28 tháng 02 năm 2025 (17 tháng).

    Trường hợp số tiền được bù trừ nhỏ hơn số phí phải nộp của kỳ nộp phí sau thì doanh nghiệp phải nộp số phí bổ sung cho khoảng thời gian chênh lệch giữa thời gian phải nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm và thời gian được tính đối trừ phí, đơn vị đăng kiểm cấp biên lai thu phí theo số tiền phải nộp bổ sung.

    Ví dụ 11: Doanh nghiệp Y có xe ô tô đã nộp phí 12 tháng. Sau khi nộp phí 05 tháng, xe dừng hoạt động 07 tháng. Đến hết 12 tháng, Doanh nghiệp Y đưa xe vào hoạt động, được đơn vị đăng kiểm quyết định cho bù trừ phí vào kỳ sau. Kỳ nộp phí sau là 12 tháng, doanh nghiệp Y sẽ được bù trừ số phí của 07 tháng đã nộp (tương ứng thời gian nghỉ lưu hành) và phải nộp phí bổ sung thêm 05 tháng. Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ 12 tháng và cấp biên lai thu phí theo số tiền doanh nghiệp nộp 05 tháng.

    Đối với xe bị tạm giữ phù hiệu, biển hiệu, doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp lại biển hiệu, phù hiệu cho Sở Giao thông vận tải (nơi tạm giữ phù hiệu, biển hiệu) bao gồm: Đơn đề nghị trả lại phù hiệu, biển hiệu theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này, Quyết định về việc bù trừ phí sử dụng đường bộ hoặc biên lai thu phí trong trường hợp chưa nộp phí cho thời gian dừng lưu hành (nộp bản phô tô và mang bản chính để đối chiếu).

    Sở Giao thông vận tải xem xét hồ sơ, cấp lại phù hiệu, biển hiệu (nếu có) cho doanh nghiệp.

    3. Đối với xe ô tô quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư này, các doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Sở Giao thông vận tải gồm:

    - Đơn xin xác nhận xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

    - Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

    - Bản sao giấy đăng ký xe (của từng xe đề nghị).

    Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Sở Giao thông vận tải thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện xem xét, Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra thực tế doanh nghiệp và xác nhận vào Đơn đề nghị nếu các phương tiện đủ điều kiện theo nội dung kê khai của doanh nghiệp, thời gian thực hiện chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trường hợp kết quả kiểm tra không đúng với đơn đề nghị, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thiện lại hồ sơ, để Sở Giao thông vận tải xác nhận.

    Doanh nghiệp nộp 01 bản Đơn đề nghị (có xác nhận của Sở Giao thông vận tải) cho đơn vị đăng kiểm, nơi doanh nghiệp đưa xe đến kiểm định.

    Khi đăng kiểm xe, doanh nghiệp nộp bản sao Đơn đề nghị (có đóng dấu chứng thực của doanh nghiệp). Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, đối chiếu với Đơn đề nghị có dấu xác nhận của Sở Giao thông vận tải, nếu phù hợp sẽ không thu phí sử dụng đường bộ đối với các xe này kể từ ngày Sở Giao thông vận tải xác nhận.

    Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nếu có sự tăng thêm về số lượng xe thuộc đối tượng này, doanh nghiệp làm đơn đề nghị xác nhận bổ sung gửi Sở Giao thông vận tải theo thủ tục nêu trên.

    Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cho phép lưu hành xe trên hệ thống giao thông đường bộ (từ diện không chịu phí sang chịu phí), doanh nghiệp đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định lại, nộp phí sử dụng đường bộ để được tham gia giao thông. Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, tính và thu phí cho phương tiện kể từ ngày chủ phương tiện đến đăng ký lưu hành trở lại.

    4. Đối với xe ô tô quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư này có các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh của cấp có thẩm quyền nếu thời gian hoạt động ở nước ngoài từ 30 ngày trở lên thì chủ phương tiện không phải chịu phí cho thời gian này. Chủ phương tiện cung cấp giấy tờ chứng minh xe được xuất cảnh, nhập cảnh cho đơn vị đăng kiểm khi đăng kiểm; giấy tờ này được công chứng, chứng thực; nếu là bản phô tô thì chủ phương tiện phải có bản gốc để đối chiếu. Trường hợp xe đã được nộp phí cho thời gian hoạt động tại nước ngoài thì đơn vị đăng kiểm sẽ tính bù trừ số phí phải nộp của kỳ tiếp theo.

    5. Đối với xe ô tô quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư này chủ phương tiện phải xuất trình Đơn trình báo về việc mất tài sản có xác nhận của cơ quan công an. Trường hợp xe đã được nộp phí cho thời gian bị mất từ 30 ngày trở lên thì đơn vị đăng kiểm sẽ tính trả lại (hoặc bù trừ số phí phải nộp của kỳ tiếp theo nếu tìm lại được phương tiện).

    Trường hợp tìm thấy phương tiện thì chủ phương tiện phải cung cấp cho đơn vị đăng kiểm Biên bản bàn giao tài sản do cơ quan công an thu hồi giao cho chủ phương tiện.

    6. Trong trường hợp tổ chức thu phí phát hiện việc thu sai mức phí, quy định hoặc nhầm loại phương tiện, đơn vị đăng kiểm phải liên hệ với chủ phương tiện để thu bổ sung (nếu thu thiếu) và trả lại phí (nếu thu thừa) cho chủ phương tiện. Trong các trường hợp này, đơn vị đều phải lập Biên bản xử lý việc thu sai mức phí sử dụng đường bộ giữa tổ chức thu phí và chủ phương tiện theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này để làm cơ sở thu bổ sung hoặc trả lại phí.

    7. Đối với các xe thuộc lực lượng quốc phòng, công an khi chuyển sang biển dân sự thì chịu phí sử dụng đường bộ theo mức xe dân sự kể từ khi xe được cấp biển số mới.

     

    saved-content
    unsaved-content
    51