Loading

15:23 - 14/11/2024

Quy định an toàn khi cung cấp dịch vụ xe dẫn, kéo tàu bay

Quy định an toàn khi cung cấp dịch vụ xe dẫn vụ kéo, đẩy tàu bay theo quy định mới của pháp luật? Tôi có nhu cầu tìm hiểu các quy định như trên để phục vụ công việc của mình, mong được anh/chị hướng dẫn theo văn bản mới.

Nội dung chính

    Cung cấp dịch vụ xe dẫn tàu bay

    Quy định an toàn khi cung cấp dịch vụ xe dẫn tàu bay được quy định tại Điều 45 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/01/2022) như sau:

    - Khi dẫn tàu bay, xe dẫn tàu bay và tàu bay phải bảo đảm khoảng cách từ khoảng 150 m đến 200 m.

    - Người vận hành xe dẫn tàu bay phải tuyệt đối chấp hành huấn lệnh của đài kiểm soát tại sân bay trong quá trình dẫn tàu bay.

    - Dịch vụ xe dẫn được cung cấp cho tàu bay đi, đến hoặc cho các phương tiện hoạt động không thường xuyên trong khu bay khi có yêu cầu.

    Cung cấp dịch vụ kéo, đẩy tàu bay

    Quy định an toàn khi cung cấp dịch vụ xe kéo, đẩy tàu bay được quy định tại Điều 46 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/01/2022) như sau:

    - Khi cung cấp dịch vụ kéo, đẩy tàu bay, phải sử dụng xe kéo đẩy và cần kéo đẩy phù hợp với từng loại tàu bay.

    - Người điều khiển xe kéo đẩy tàu bay phải thực hiện đúng quy trình vận hành khai thác.

    - Khi điều khiển xe kéo đẩy tàu bay, người điều khiển tuân thủ các giới hạn về tốc độ như sau:

    + Không vượt quá 10 km/h khi đang kéo, đẩy tàu bay;

    + Không vượt quá 25 km/h khi chạy không tải.

    - Trong quá trình kéo, đẩy tàu bay không được:

    + Tăng tốc hoặc dừng đột ngột;

    + Để người đu, bám bên ngoài buồng lái của xe kéo đẩy tàu bay;

    + Để chèn bánh hoặc vật khác trên cần kéo đẩy tàu bay;

    + Để người đứng, ngồi trên cần kéo đẩy tàu bay;

    + Cài số lùi để kéo tàu bay.

    - Khi kéo, đẩy tàu bay trong điều kiện ban đêm hoặc sương mù, phải đảm bảo đèn chống va chạm, đèn đầu mút cánh tàu bay đã được bật sáng và đèn pha, đèn tín hiệu trên nóc xe kéo đẩy phải bật sáng.

    - Phải có nhân viên cảnh giới trong quá trình kéo, đẩy tàu bay trong các trường hợp sau:

    + Tàu bay không thể bật đèn chống va chạm, đèn đầu mút cánh tàu bay, phải có nhân viên cảnh giới ở hai bên đầu mút cánh tàu bay;

    + Có hoạt động xây dựng, sửa chữa trên đường lăn hoặc lân cận vị trí đỗ làm hạn chế khoảng cách an toàn đối với tàu bay;

    + Điều kiện thời tiết làm hạn chế tầm nhìn khi hoạt động;

    + Tàu bay khi được đẩy ra hoặc kéo vào; lăn ra hoặc lăn vào vị trí đỗ mà bên cạnh có tàu bay, phương tiện, thiết bị khác khác đỗ thì phải có người cảnh giới ở hai bên đầu mút cánh tàu bay.

    - Trước khi kéo, đẩy tàu bay, nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay và người chỉ huy kéo đẩy tàu bay phải kiểm tra, quan sát các phương tiện, thiết bị khác đảm bảo đã rút ra khỏi khu vực an toàn tại vị trí đỗ tàu bay; tiến hành việc kéo, đẩy tàu bay theo huấn lệnh của người chỉ huy kéo đẩy và phải giữ liên lạc hai chiều với kiểm soát viên không lưu.

    - Trong quá trình kéo, đẩy tàu bay từ vệt lăn trên sân đỗ vào vị trí đỗ tàu bay và ngược lại, nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay phải chấp hành lệnh của người chỉ huy kéo đẩy, người chỉ huy kéo đẩy phải ở trong tầm nhìn thấy của nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay và nhân viên kỹ thuật tàu bay, đồng thời giữ khoảng cách di chuyển an toàn tối thiểu là 03 m so với xe kéo đẩy tàu bay, cần kéo đẩy và mũi tàu bay; nhân viên cảnh giới phải quan sát hai bên mút cánh tàu bay và phía sau tàu bay để đảm bảo an toàn trong quá trình kéo đẩy.

    - Chỉ được phép kéo, đẩy tàu bay theo đúng các vệt lăn, vệt dẫn lăn quy định. Khi kéo, đẩy tàu bay không được vượt quá góc giới hạn quy định được đánh dấu tại vị trí càng bánh mũi.

    Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề quy định an toàn khi cung cấp dịch vụ xe dẫn vụ kéo, đẩy tàu bay tại Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/01/2022). Để tìm hiểu các vấn đề khác liên quan bạn có thể tham khảo các quy định khác của Thông tư này.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    137