Loading

08:52 - 11/10/2024

Quy định về việc quan trắc tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện ra sao?

Công tác quan trắc tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Quy định về việc quan trắc tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện ra sao?

    Căn cứ Điều 11 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định về công tác quan trắc tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:

    - Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện nội dung sau:

    + Lập, trình phê duyệt kế hoạch quan trắc;

    + Lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí phục vụ công tác quan trắc;

    + Tổ chức thực hiện quan trắc theo quy định của tiêu chuẩn, quy trình và quy định của pháp luật có liên quan;

    + Thực hiện kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ đối với quan trắc không thường xuyên;

    + Tổng hợp, lưu trữ, báo cáo kết quả quan trắc và đề xuất, kiến nghị.

    - Quan trắc thường xuyên là công việc thực hiện hằng ngày của công nhân trực tiếp quản lý, vận hành công trình và thiết bị, máy móc.

    + Phương pháp quan trắc gồm:

    Quan sát bằng mắt thường theo các tiêu chuẩn, quy trình đã được ban hành.

    Quan trắc bằng thiết bị đã được lắp đặt ở công trình và máy móc, thiết bị.

    + Nội dung quan trắc bao gồm: Quan trắc mực nước; lưu lượng nước, lượng mưa, yếu tố khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm...) tại khu vực công trình.

    - Quan trắc không thường xuyên là việc thực hiện quan trắc hình học, biến dạng, chuyển dịch theo thời gian bằng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng.

    + Phương pháp quan trắc: Quan trắc bằng các thiết bị được lắp đặt ở công trình, máy móc, thiết bị. Tần suất, thời điểm, vị trí quan trắc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành và pháp luật có liên quan;

    + Các trường hợp phải quan trắc bao gồm:

    Đập, hồ chứa nước; tường chắn từ cấp III trở lên; các công trình thủy lợi chịu áp khác;

    Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng xảy ra sự cố, nguy cơ mất an toàn công trình;

    Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

    - Thẩm quyền phê duyệt đề cương, dự toán nhiệm vụ quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

    saved-content
    unsaved-content
    11