Loading

11:13 - 19/12/2024

Quy trình thanh tra thuế hiện nay thực hiện như thế nào?

Hiện nay thực hiện thanh tra thuế theo quy trình như thế nào?

Nội dung chính


    Mục đích của việc thanh tra thuế là gì?

    Theo Mục 1 Phần 1 Quy trình thanh tra thuế theo Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 thì mục đích của việc thanh tra thuế như sau:

    - Chuẩn hóa các nội dung công việc trong hoạt động thanh tra thuế.

    - Đảm bảo hoạt động thanh tra thuế được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thống nhất từ Tổng cục Thuế đến Cục Thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.

    - Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra thuế, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong công tác thanh tra thuế.

    Quy trình thanh tra thuế hiện nay thực hiện như thế nào?

    Quy trình thanh tra thuế hiện nay thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Quy trình thanh tra thuế hiện nay thực hiện như thế nào?

    Hiện tại, quy trình thanh tra thuế mới nhất hiện nay vẫn đang áp dụng theo Mục 2 Phần 2 Quy trình thanh tra thuế theo Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015, quy trình thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện như sau:

    Giai đoạn 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra.

    Bước 1: Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra

    Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra

    Bước 3: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

    Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra

    Bước 1: Công bố Quyết định thanh tra thuế

    Bước 2: Tiến hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế

    Bước 3: Lập biên bản thanh tra

    Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra thuế?

    Theo Điều 118 Luật Quản lý thuế 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế gồm:

    - Đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:

    + Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

    + Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;

    + Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;

    + Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    + Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

    + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.

    - Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ sau đây:

    + Chấp hành quyết định thanh tra thuế;

    + Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

    + Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Ký biên bản thanh tra.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế?

    Theo Điều 116 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế gồm:

    - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, quyết định thanh tra thuế;

    - Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;

    - Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

    - Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    - Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;

    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;

    - Đình chỉ, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi phát hiện trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;

    - Kết luận về nội dung thanh tra thuế;

    - Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết;

    - Áp dụng các biện pháp quy định tại các điều 121, 122 và 123 Luật Quản lý thuế 2019;

    - Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

    saved-content
    unsaved-content
    161