Loading

17:24 - 13/09/2024

Quyết định thanh tra trong hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Cách thức thực hiện quyết định thanh tra và xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân diễn ra như thế nào?

Nội dung chính

    Quyết định thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?

    Tại Điều 12 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về quyết định thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân như sau:

    (1) Việc ra Quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:

    - Kế hoạch thanh tra hằng năm;

    - Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

    - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

    - Yêu cầu của việc khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp hoặc do Thủ trưởng Công an cùng cấp giao.

    (2) Quyết định thanh tra phải ghi rõ các nội dung sau:

    - Ngày, tháng, năm ra Quyết định thanh tra;

    - Căn cứ pháp lý để thanh tra;

    - Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;

    - Thời hạn thanh tra;

    - Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên và các thành viên Đoàn thanh tra.

    (3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc (trường hợp ra Quyết định thanh tra đột xuất thì chậm nhất 03 ngày làm việc), kể từ ngày ký, Quyết định thanh tra phải được gửi cho cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp (để báo cáo), đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

    Quyết định thanh tra trong hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?

    Tại Điều 13 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân như sau:

    (1) Trong thời hạn 05 ngày làm việc (trường hợp thanh tra đột xuất thì không quá 03 ngày làm việc), kể từ ngày ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra và trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt.

    (2) Kế hoạch tiến hành thanh tra bao gồm các nội dung:

    - Mục đích, yêu cầu; phạm vi, nội dung, đối tượng; thời kỳ, thời hạn thanh tra;

    - Phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo; phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra;

    - Tổ chức thực hiện.

    Quyết định thanh tra pải có những căn cứ và nội dung gì?

    Tại Điều 12 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định:

    - Việc ra Quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:

    + Kế hoạch thanh tra hằng năm;

    + Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

    + Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

    + Yêu cầu của việc khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp hoặc do Thủ trưởng Công an cùng cấp giao.

    - Quyết định thanh tra phải ghi rõ các nội dung sau:

    + Ngày, tháng, năm ra Quyết định thanh tra;

    + Căn cứ pháp lý để thanh tra;

    + Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;

    + Thời hạn thanh tra;

    + Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên và các thành viên Đoàn thanh tra.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc (trường hợp ra Quyết định thanh tra đột xuất thì chậm nhất 03 ngày làm việc), kể từ ngày ký, Quyết định thanh tra phải được gửi cho cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp (để báo cáo), đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    15