Loading

15:30 - 02/12/2024

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động được quy định ra sao?

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

    - Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

    + Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    + Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    + Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    + Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

    + Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    + Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

    - Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

    + Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

    + Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

    + Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

    + Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

    - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

    - Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động được quy định ra sao?

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động được quy định ra sao? (Hình từ internet)

    Những yêu cầu nào về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

    Căn cứ Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

    - Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

    - Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

    - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

    - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.

    - Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động của Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định ra sao?

    Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động của Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:

    Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh
    4. Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
    a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

    Theo đó, Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

    - Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

    - Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

    - Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    Ngoài ra, Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 mà Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

    saved-content
    unsaved-content
    90