Loading

17:11 - 09/11/2024

Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động bị xử lý như thế nào?

Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động bị xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/04/2020 thì vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động được quy định như sau:

    1. Phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;

    b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;

    b) Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;

    c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật Lao động.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả

    Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

    Trên đây là nội dung về vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động. Để biết thêm thông tin về vấn đề trên bạn có thể tham khảo ở Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    87