Loading

08:52 - 17/09/2024

Thành lập quyết định thanh tra được dựa trên những căn cứ nào?

Thành lập quyết định thanh tra được dựa trên những căn cứ nào? Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra ra sao?

Nội dung chính

    Thành lập quyết định thanh tra được dựa trên những căn cứ nào?

    Tại Điều 51 Luật Thanh tra 2022  có quy định về những căn cứ của quyết định thanh tra như sau:

    Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:

    1. Kế hoạch thanh tra;

    2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

    3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

    4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

    5. Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.

    Như vậy, Việc thanh tra được thành lập được đựa vào 5 căn cứ sau đây: 

    - Kế hoạch thanh tra;

    - Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

    - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

    - Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

    - Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.

    (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra như thế nào?

    Tại Điều 52 Luật Thanh tra 2022  có quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra như sau:

    Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra

    1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm sau đây:
    a) Yêu cầu cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành thanh tra trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc để đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
    b) Bảo đảm hoạt động của Đoàn thanh tra được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc hoạt động thanh tra; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra;
    c) Xử lý kịp thời kiến nghị về thanh tra và chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
    2. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, bảo đảm nguyên tắc hoạt động thanh tra, bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu; giải quyết kịp thời các kiến nghị của Đoàn thanh tra và các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
    3. Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng phạm vi, nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.

    Như vậy,trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đượ quy định rõ nêu trên

    Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 53 Luật Thanh tra 2022 có quy định về bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra như sau:

    1. Hoạt động thanh tra thực hiện theo chế độ thủ trưởng. Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.

    2. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến về kết quả thanh tra của mình.

    Như vậy, Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra được quy định như sau:

    - Hoạt động thanh tra thực hiện theo chế độ thủ trưởng. Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.

    - Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến về kết quả thanh tra của mình.

    Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra được quy định như thế nào?

    Tại Điều 54 Luật Thanh tra 2022 có quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra như sau:

    1. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý ký luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
    2. Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện vụ việc có vi phạm pháp luật xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được thanh tra về cùng một nội dung mà Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có lỗi thì phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
    3. Trường hợp Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng người ra quyết định thanh tra không xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
    Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng Trưởng đoàn thanh tra không xử lý thì thành viên đó không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra được quy định như trên 

    saved-content
    unsaved-content
    18