Loading

15:19 - 06/11/2024

Thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định thế nào?

Thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa là gì? Thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định thế nào? Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa được ghi thế nào?

Nội dung chính

    Thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định thế nào?

    Thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa là gì?

    Thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được định nghĩa tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau:

    Thành phần định lượng là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa đó;

    Thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định thế nào?

    Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, Khoản 8 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có quy định về thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa như sau:

    1. Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.

    Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.

    2. Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.

    Trường hợp thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.

    3. Đối với một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện như sau:

    a) Đối với thực phẩm ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng

    a1) Nếu thành phần là chất phụ gia ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có);

    a2) Trường hợp chất phụ gia là chất tạo ngọt, chất tạo màu ghi tên nhóm chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất hoặc mã số quốc tế INS (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.

    a3) Trường hợp chất phụ gia là hương liệu ghi “hương liệu” kèm theo một hoặc một số các cụm từ sau đây để làm rõ nghĩa: "tự nhiên", "giống tự nhiên", “tổng hợp”; "nhân tạo".

    a4) Đối với trường hợp mã số phụ gia của quốc gia trùng với mã số quốc tế (INS) thì có thể ghi mã số quốc gia thay cho mã số quốc tế (INS);

    b) Đối với thuốc dùng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất;

    c) Đối với mỹ phẩm phải ghi thành phần bao gồm cả các chất phụ gia;

    d) Đối với đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

    4. Thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại khoản 3 Điều này quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.

    Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa được ghi thế nào?

    Điều 17 Nghị định 43 cũng có quy định về thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa như sau:

    1. Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có), thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.

    Giá trị khoảng dung sai được thể hiện trên nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì không được ghi theo hướng tạo lợi thế cho chính hàng hóa đó.

    2. Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi các thông số kỹ thuật cơ bản.

    3. Thuốc dùng cho người, vắc xin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học phải ghi:

    a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);

    b) Số giấy đăng ký lưu hành thuốc, số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;

    c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.

    4. Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phải ghi:

    a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);

    b) Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;

    c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.

    5. Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.

    6. Thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp của hàng hóa thuộc loại đặc biệt có sử dụng chất bảo quản mà đã quy định liều lượng sử dụng và xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại đối với người, động vật và môi trường phải ghi tên chất bảo quản kèm theo các thành phần này.

    7. Hàng hóa hoặc thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    8. Thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại Điều này thì ghi theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    311