Loading

11:53 - 25/10/2024

Theo quy định thì việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?

Theo quy định thì việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Theo quy định thì việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 26/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) thì việc nhận tài liệu, vật chưa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:

    - Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;

    - Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết;

    - Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý.

     

    saved-content
    unsaved-content
    39