Loading

14:36 - 11/11/2024

Thời hạn cho thuê nhà ở công vụ là bao nhiêu năm?

Thời hạn cho thuê nhà ở công vụ là bao nhiêu năm? Sử dụng nhà ở công vụ có được cải tạo, sửa chữa lại nhà ở không? Người đang thuê nhà ở công vụ hy sinh thì có bị thu hồi lại nhà ở công vụ không?

Nội dung chính

    Thời hạn cho thuê nhà ở công vụ là bao nhiêu năm?

    Căn cứ Điều 17 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định hợp đồng thuê nhà ở công vụ như sau:

    1. Việc cho thuê nhà ở công vụ phải được lập thành Hợp đồng theo Mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Hợp đồng thuê nhà ở công vụ phải được đính kèm theo Bản nội quy sử dụng nhà ở công vụ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 Thông tư này:

    a) Giá cho thuê nhà ở công vụ thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư này;

    b) Thời hạn cho thuê nhà theo thời hạn mà người thuê nhà được bổ nhiệm, điều động công tác nhưng tối đa không quá năm (05) năm. Khi hết hạn hợp đồng mà người thuê vẫn thuộc diện được tiếp tục thuê nhà ở công vụ, nếu cơ quan quản lý cán bộ có văn bản đề nghị thì Bên cho thuê và Bên thuê nhà ở công vụ tiến hành ký kết hợp đồng mới theo quy định tại Điều này;

    c) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm gửi hợp đồng đã được hai Bên ký kết cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ và cơ quan, đơn vị quản lý người thuê để phối hợp theo dõi, quản lý.

    Như vậy, anh/chị là quân nhân đủ điều kiện thuê nhà ở công vụ ký hợp đồng thuê nhà, thời hạn cho thuê sẽ theo thời hạn mà anh/chị được bổ nhiệm, điều động công tác nhưng tối đa không quá năm (05) năm. Hết hạn hợp đồng mà anh/chị vẫn thuộc diễn được tiếp tục thuê nhà và có văn bản đề nghị thì có thể tiến hành ký kết hợp đồng thuê nhà mới theo quy định.

    Sử dụng nhà ở công vụ có được cải tạo, sửa chữa lại nhà ở không?

    Theo Điều 20 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ như sau:

    1. Người thuê nhà ở công vụ có các quyền sau đây:

    a) Nhận bàn giao nhà ở và các trang thiết bị kèm theo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;

    b) Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình (theo danh sách đăng ký thuê nhà) trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác;

    c) Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của mình gây ra;

    d) Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ nếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Thông tư này;

    đ) Thực hiện các quyền khác về nhà ở theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

    2. Người thuê nhà ở công vụ có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian thuê nhà ở;

    b) Có trách nhiệm giữ gìn nhà ở và các tài sản kèm theo; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ; trường hợp sử dụng căn hộ chung cư thì còn phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư;

    c) Không được cho thuê lại, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở công vụ;

    d) Trả tiền thuê nhà ở công vụ theo hợp đồng thuê nhà ở ký với bên cho thuê và thanh toán các khoản chi phí phục vụ sinh hoạt, dịch vụ khác theo quy định của bên cung cấp dịch vụ;

    đ) Trả lại nhà ở cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ hoặc khi có hành vi vi phạm thuộc diện bị thu hồi nhà ở theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ;

    e) Chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị cưỡng chế thu hồi nhà ở;

    g) Các nghĩa vụ khác thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở công vụ và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

    Theo đó, anh/chị được thuê nhà ở công vụ thì không được phép tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ. Anh/chị có thể đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của mình gây ra theo quy định.

     Người đang thuê nhà ở công vụ hy sinh thì có bị thu hồi lại nhà ở công vụ không?

    Tại Điều 21 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định thu hồi nhà ở công vụ như sau:

    1. Việc thu hồi nhà ở công vụ được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau:

    a) Cho thuê nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này;

    b) Người thuê nhà thôi phục vụ tại ngũ, thôi việc; hết thời hạn được thuê trong hợp đồng mà không còn nhu cầu thuê tiếp; chuyển công tác đến địa phương khác; không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Thông tư này;

    c) Người thuê nhà có nhu cầu trả lại nhà ở công vụ;

    d) Người đang thuê nhà ở công vụ hy sinh, từ trần, mất tích (theo quy định của pháp luật);

    đ) Người thuê nhà sử dụng nhà ở công vụ sai mục đích hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng mà cơ quan quản lý nhà ở công vụ có quyết định xử lý thu hồi.

    2. Người đang thuê thuộc diện bị thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở công vụ; trường hợp không bàn giao lại nhà ở công vụ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi.

    Như vậy, người đang thuê nhà ở công vụ hy sinh sẽ bị thu hồi nhà ở công vụ theo quy định pháp luật.

     

    saved-content
    unsaved-content
    129