Loading

14:50 - 02/10/2024

Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình an toàn thực phẩm để ban hành quyết định thanh tra được quy định như thế nào?

Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình an toàn thực phẩm để ban hành quyết định thanh tra được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình an toàn thực phẩm để ban hành quyết định thanh tra được quy định như thế nào? 

    Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình an toàn thực phẩm để ban hành quyết định thanh tra được quy định tại Mục 1 Quyết định 4988/QĐ-BYT năm 2016 về Quy trình thanh tra an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

    (1) Trước khi ban hành quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế), Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước (Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Sở Y tế), Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, phường của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được giao thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi chung là người giao nhiệm vụ nắm tình hình) chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra.

    Việc cử công chức hoặc tổ công tác thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình (gọi chung là người được giao nắm tình hình) phải thể hiện bằng văn bản của người giao nhiệm vụ nắm tình hình. Thời gian nắm tình hình không quá 15 ngày làm việc.

    (2) Người được giao nắm tình hình khi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin phải xuất trình:

    - Văn bản của người giao nhiệm vụ nắm tình hình về việc cử người được giao nắm tình hình, thời gian, nội dung làm việc, những thông tin cần thu thập từ cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra;

    - Thẻ công chức hoặc Thẻ Thanh tra hoặc Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành.

    - Người được giao nắm tình hình không được có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin; yêu cầu cung cấp những thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.

    -  Người được giao nắm tình hình có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin, tài liệu thu thập được; chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc nắm tình hình, người được giao nhiệm vụ nắm tình hình phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả nắm tình hình gửi người giao nhiệm vụ nắm tình hình.

    (3) Báo cáo kết quả nắm tình hình gồm các nội dung chính sau:

    -  Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố (gọi chung là cơ sở) dự kiến được thanh tra (cơ sở dự kiến được thanh tra thuộc loại hình cơ sở sản xuất/kinh doanh/nhập khẩu/quảng cáo thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; mặt hàng thực phẩm yếu do cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo; khái quát về tình hình tổ chức, nhân sự, mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố...);

    - Tình hình, kết quả hoạt động của cơ sở dự kiến được thanh tra; kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan (tình hình về công bố, ghi nhãn, quảng cáo, kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm thực phẩm; việc bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố...);

    - Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất nội dung thanh tra và phương pháp tiến hành thanh tra.

    93) Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình

    -  Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình tại cơ sở dự kiến được thanh tra; tại các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra;

    -  Nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo chí, đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra;

    -  Khi cần thiết, làm việc trực tiếp với những người có liên quan.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình an toàn thực phẩm để ban hành quyết định thanh tra. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề nàu bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 4988/QĐ-BYT năm 2016

    saved-content
    unsaved-content
    12