Loading

15:46 - 27/09/2024

Tính đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?

Cho tôi hỏi: Tính đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Hệ thống Công đoàn Việt Nam có những cấp nào?

Nội dung chính

    Tính đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?

    Tại Mục 3 Phần 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 thì hiện nay, Đại hội Công đoàn Việt Nam đã trải qua 12 kỳ Đại hội, cụ thể:

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ ba.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ tư, nhiệm kỳ 1978 - 1983.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ năm, nhiệm kỳ 1983 - 1988.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ sáu, nhiệm kỳ 1988 - 1993

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ bảy, nhiệm kỳ 1993 - 1998.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ tám, nhiệm kỳ 1998 - 2003.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ chín, nhiệm kỳ 2003 - 2008.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mười, nhiệm kỳ 2008 - 2013.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mười một, nhiệm kỳ 2013-2018.

    - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

    Tiếp đến sẽ là Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

    Tính đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội? (Hình từ Internet)

    Hệ thống Công đoàn Việt Nam có những cấp nào?

    Tại Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về hệ thống Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất có những cấp sau đây:

    [1] Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

    [2] Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

    [3] Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

    - Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);

    - Công đoàn ngành địa phương;

    - Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

    - Công đoàn tổng công ty;

    - Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

    [4] Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

    Hình thức bầu cử tại Đại hội Công đoàn Việt Nam như thế nào?

    Tại Điều 10 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ  năm 2020 quy định về nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn như sau:

    Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn

    1. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập tham dự.

    2. Hình thức bầu cử gồm:

    a. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp: Bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu ủy ban kiểm tra và các chức danh của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; bầu đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử...

    b. Biểu quyết giơ tay thực hiện trong các trường hợp: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban bầu cử...); thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

    3. Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt tỷ lệ quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp.

    4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

    Như vậy, hình thức bầu cử tại Đại hội Công đoàn Việt Nam cụ thể:

    - Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:

    + Bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp;

    + Bầu ủy ban kiểm tra và các chức danh của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp;

    + Bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; bầu đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên;

    + Lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử...

    - Biểu quyết giơ tay thực hiện trong các trường hợp: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban bầu cử...); thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    548
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ