Loading

13:51 - 16/09/2024

Tổ chức hành chính có chức năng như thế nào? Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính bao gồm những gì?

Tổ chức hành chính có chức năng như thế nào? Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Tổ chức hành chính là các tổ chức có chức năng như thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính có nêu:

    Tổ chức hành chính là tổ chức được giao chức năng tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cơ quan, tổ chức và được thành lập theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, tổ chức hành chính là tổ chức được giao chức năng tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

    Hoặc tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cơ quan, tổ chức và được thành lập theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về các điều kiện để thành lập tổ chức hành chính như sau:

    Tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    - Có cơ sở pháp lý;

    - Đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định của pháp luật;

    - Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức hành chính;

    - Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác;

    - Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

    Tổ chức hành chính được tổ chức lại trong các trường hợp sau:

    - Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;

    - Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
    Việc tổ chức lại để hình thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ chức hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

     Tổ chức hành chính được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý.

    Tổ chức hành chính là các tổ chức có chức năng như thế nào? (Hình từ internet)

    Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính gồm những gì?

    Căn cứ Điều 9 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ thành lập như sau:

    1. Hồ sơ gửi cơ quan, tổ chức thẩm định:

    a) Văn bản đề nghị thẩm định được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập theo quy định;

    b) Dự thảo tờ trình thành lập tổ chức hành chính;

    c) Dự thảo đề án thành lập tổ chức hành chính;

    d) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính;

    đ) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan về việc thành lập tổ chức hành chính;

    e) Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan liên quan.

    2. Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính:

    a) Tờ trình của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính;

    b) Đề án thành lập tổ chức hành chính;

    c) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính;

    d) Văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;

    đ) Báo cáo của cơ quan đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan thẩm định;

    e) Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan liên quan (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan) và các tài liệu khác có liên quan đến thành lập tổ chức hành chính;

    g) Văn bản thông báo ý kiến của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp thành lập tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này làm tăng đầu mối tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

    Như vậy, hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính gồm những nội dung trên.

    Nội dung thẩm định thành lập tổ chức hành chính gồm những gì?

    Theo Điều 11 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định thẩm định thành lập tổ chức như sau:

    1. Cơ quan, tổ chức thẩm định

    Đối với việc thành lập các tổ chức hành chính thì cơ quan thẩm định được quy định như sau:

    a) Bộ Nội vụ là cơ quan thẩm định đối với các tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    b) Vụ (cục hoặc ban) tổ chức cán bộ thuộc bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là tổ chức thẩm định đối với các tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

    c) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm định đối với các tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    d) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan thẩm định đối với các tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    2. Nội dung thẩm định, gồm:

    a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập tổ chức;

    b) Mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, loại hình tổ chức, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính;

    c) Hồ sơ, thủ tục thành lập tổ chức theo quy định;

    d) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với tổ chức hành chính khi được thành lập;

    đ) Việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật;

    e) Tính khả thi của việc thành lập tổ chức hành chính;

    g) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính.

    Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan, tổ chức thẩm định yêu cầu cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính phải có văn bản giải trình bổ sung hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính tổ chức họp với cơ quan, tổ chức trình đề án và các cơ quan có liên quan để làm rõ và báo cáo cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định.

    3. Trường hợp quyết định thành lập tổ chức hành chính là văn bản quy phạm pháp luật, việc thẩm định còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Theo đó, nội dung thẩm định thành lập Tổ chức hành chính bao gồm những nội dung trên.

     

    saved-content
    unsaved-content
    63
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ