Loading

14:06 - 09/11/2024

Trách nhiệm bồi thường khi bảo vệ công ty làm mất xe của nhân viên

Trách nhiệm bồi thường khi bảo vệ công ty làm mất xe của nhân viên quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm bồi thường khi bảo vệ công ty làm mất xe của nhân viên quy định như thế nào?

    Với những thông tin bạn đưa ra hiểu rằng giữa bạn và bảo vệ gửi giữ xe đã xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản (gửi giữ xe máy).

    Theo quy định của Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

    1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

    Như vậy, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Căn cứ theo Điều 559  Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

    Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

    Pháp luật không quy định hợp đồng gửi giữ tài sản phải được lập thành văn bản, do vậy, hợp đồng này có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi. Nên hợp đồng gửi giữ xe giữa bạn và bên bảo vệ được xác lập là hợp pháp.

    Căn cứ Điều 562  Bộ luật dân sự 2005 quy định:

    Bên giữ tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ;

    2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản, nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi;

    3. Báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí;

    4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

    Như vậy, bên bảo vệ trông giữ xe sẽ có trách nhiệm bảo quản xe, trả lại xe cho bạn theo đúng tình trạng như khi nhận giữ. Phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng xe gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

    Đối với trường hợp của bạn, nhân viên bảo vệ trông giữ xe là nhân viên ký hợp đồng với công ty nơi bạn làm việc, do vậy khi đã được xác định là mất xe, có biên bản mất xe, nên công ty nơi bạn làm việc phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn theo Điều 622  Bộ luật dân sự 2005 quy định:

    Điều 622. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra.

    Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

    Theo bạn trình bày thì bên công ty đã gặp trực tiếp và đặt vấn đề bồi thường cho bạn 16 triệu 100 nghìn đồng, tuy nhiên bạn không đồng ý với mức bồi thường này thì bạn có thể thỏa thuận lại mức bồi thường với bên công ty. Trường hợp bên công ty không chấp nhận mức bồi thường đó của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện công ty nơi bạn làm việc ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đó đặt trụ sở.

    Căn cứ Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện:

    1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

    a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

    b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

    c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

    Theo khoản 4, khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    “Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện.

    4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

    b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

    c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

    Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

    d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

    đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

    e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

    Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

    i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

    5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

    saved-content
    unsaved-content
    154