Loading

09:15 - 14/11/2024

Trách nhiệm bồi thường khi con chưa thành niên gây thiệt hại mặc dù cha, mẹ đã ly hôn

Trách nhiệm bồi thường khi con chưa thành niên gây thiệt hại mặc dù cha, mẹ đã ly hôn? Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được thực hiện bằng tiền? Đòi bồi thường danh dự 1000 tỷ đồng có đúng không?

Nội dung chính

    Trách nhiệm bồi thường khi con chưa thành niên g

    ây thiệt hại mặc dù cha, mẹ đã ly hôn?

    Cha mẹ ly hôn rồi có phải cùng bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Tôi tên Huệ năm nay 36 tuổi tối có 1 con gái tên Linh năm nay 14 tuổi và chồng cũ tên Long ly hôn được 5 tháng. Đầu tuần rồi con tôi đã mượn bạn máy tính về nhà để học online. Tuy nhiên vì không sai nên con tôi làm hư laptop của bạn. Lúc ly hôn tôi không có đòi chồng cấp dưỡng.

    Căn cứ theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

    - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

    - Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

    Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    Theo quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    - Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

    Theo đó, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    ...

    Ngoài ra, tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

    Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu được cùng chồng cũ của bạn bồi thường thiệt hại do con gây ra. 

    Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được thực hiện bằng tiền? 

    Em muốn hỏi: Theo quy định hiện hành thì có phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được thực hiện bằng tiền không?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

    Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Do đó không nhất thiết phải bồi thường bằng tiền mà dựa vào sự thỏa thuận.

    Đòi bồi thường danh dự 1000 tỷ đồng có đúng không?

    Mấy hôm nay có thông tin bà Giàu khởi kiện bà Phương Hằng đòi 1000 tỷ bồi thường vì đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Vậy đòi bồi thường số tiền đó có cơ sở không?

    Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm như sau:

    - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    + Thiệt hại khác do luật quy

    định.

    - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Theo quy định nêu trên, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Mà theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng.

    Do đó, nếu các bên không thỏa thuận được thì mức bồi thường không quá 14.900.000 đồng.

    => Như vậy, trường hợp này 2 bên không thỏa thuận được về mức bồi thường thì việc đòi bồi thường danh dự nhân phẩm 1000 tỷ đồng là không có cơ sở.

     

    saved-content
    unsaved-content
    225