Loading

10:23 - 16/10/2024

Trách nhiệm tự kiểm tra và xử lý các văn bản của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?

Trách nhiệm tự kiểm tra và xử lý các văn bản của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Trách nhiệm tự kiểm tra và xử lý các văn bản của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?

    Trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý văn bản của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 14 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định về rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, theo đó: 

    - Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

    + Làm đầu mối, giúp Tổng thanh tra Chính phủ tổ chức tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định tại Điều 13 Thông tư này;

    +  Tổ chức tự kiểm tra văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo và đề xuất hình thức xử lý đối với văn bản có nội dung trái pháp luật;

    + Gửi thông báo đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Thanh tra Chính phủ hoặc kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ thông báo tới đơn vị ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật để tổ chức tự kiểm tra đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đó;

    + Tham gia xử lý và giải trình; theo dõi kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Thanh tra Chính phủ;

    Trường hợp đơn vị đã ban hành văn bản không kiểm tra, xử lý hoặc kết quả xử lý không đáp ứng yêu cầu của Tổng Thanh tra Chính phủ thì Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với văn bản có nội dung trái pháp luật.

    - Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:

    + Tự tổ chức, kiểm tra hoặc phối hợp với Vụ Pháp chế tiến hành tự kiểm tra đối với các văn bản do đơn vị mình chủ trì soạn thảo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

    + Phối hợp với Vụ Pháp chế đề xuất việc xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo và dự thảo nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;

    + Tổng hợp, báo cáo kết quả tự kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này.

    saved-content
    unsaved-content
    10