Loading

09:29 - 18/12/2024

Trình tự giải quyết tố cáo được quy định như thế nào? Khi nào người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo?

Tôi muốn hỏi trình tự giải quyết tố cáo được quy định như thế nào? .

Nội dung chính

    Trình tự giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 28 Luật Tố cáo 2018 quy định trình tự giải quyết tố cáo như sau:

    - Thụ lý tố cáo.

    - Xác minh nội dung tố cáo.

    - Kết luận nội dung tố cáo.

    - Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

    Trình tự giải quyết tố cáo được quy định như thế nào? Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi nào?

    Trình tự giải quyết tố cáo được quy định như thế nào? Khi nào người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo?

    Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:

    Thụ lý tố cáo
    1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
    b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
    c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
    d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
    Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

    Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:

    Tiếp nhận tố cáo
    1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
    Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
    2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

    Theo đó, Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ điều kiện:

    - Tố cáo:

    + Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn: Trong đơn tố cáo phải ghi rõ:

    ++ Ngày, tháng, năm tố cáo;

    ++ Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

    ++ Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

    ++ Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

    ++ Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

    ++ Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

    + Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

    ++ Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

    - Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

    - Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

    - Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

    Lưu ý: Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

    Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo như sau:

    - Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

    - Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

    - Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

    saved-content
    unsaved-content
    646