Loading

17:28 - 13/12/2024

Trong Chương trình OCOP việc tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng được thực hiện như thế nào?

Chương trình OCOP là gì? Trong Chương trình OCOP việc tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Chương trình OCOP là gì?

    Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

    Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 (tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt là Chương trình OCOP) với những nội dung, như sau:
    1. Quan điểm
    a) Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
    b) Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.
    ...

    Như vậy, có thể hiểu Chương trình OCOP hay Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

    >> Xem thêm: Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt những nội dung và nhiệm vụ trọng tâm gì?

    Trong Chương trình OCOP việc tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điểm a, điểm c Khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNNPTNT quy định việc tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trong Chương trình OCOP được thực hiện như sau:

    - Ưu tiên đầu tư hợp lý cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

    - Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

    - Tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.

    Trong Chương trình OCOP việc tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng được thực hiện như thế nào?

    Trong Chương trình OCOP việc tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể của Chương trình OCOP được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điểm a, điểm c Khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNNPTNT quy định việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể của Chương trình OCOP được thực hiện như sau:

    - Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác;

    + Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm;

    + Sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm từ khu vực nông thôn.

    + Hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP.

    - Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình:

    + Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động các Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP vùng, cấp tỉnh với Chương trình khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và thương mại sản phẩm OCOP của các vùng trên cả nước, nhằm thu hút sự tham gia của các chủ thể và kết nối du lịch.

    + Xây dựng tiêu chí, nâng cao năng lực và tổ chức quản lý, giám sát mạng lưới tư vấn nhằm hình thành mạng lưới tư vấn Chương trình OCOP chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, năng lực, đoàn kết và thống nhất trong hỗ trợ triển khai Chương trình trên cả nước.

    + Nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo nghề gắn với Chương trình OCOP; các trung tâm thiết kế, sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP; điều chỉnh, bổ sung các quy định về đào tạo nghề (khung chương trình, nội dung đào tạo nghề, độ tuổi học nghề…) gắn với sản phẩm OCOP;

    + Tăng cường năng lực cho cán bộ nông nghiệp ở các địa phương (khuyến nông, khuyến công).

    + Thúc đẩy phong trào phụ nữ, thanh niên khởi nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

    Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại nông sản trong Chương trình OCOP được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ Điều 14 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại nông sản trong Chương trình OCOP được thực hiện thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản; đa dạng hoá hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ đảm bảo bền vững trước các biến động của thiên tai, dịch bệnh, trong đó ưu tiên phát triển thương mại điện tử. Cụ thể như sau:

    (1) Thông tin thương mại và tuyên truyền

    - Thu thập thông tin, số liệu thống kê các mặt hàng nông sản trong và ngoài nước;

    - Duy trì hoạt động, cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử của đơn vị đầu mối nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại nông sản; cung cấp thông tin thị trường nông sản trong nước, quốc tế và các quy định có liên quan;

    - Tổ chức sản xuất các chương trình, bản tin thị trường nông sản theo chuyên đề thông qua các ấn phẩm, đĩa tiếng (CD), đĩa hình (DVD) để phát sóng trên truyền hình, các phương tiện truyền thông và các hình thức phổ biến khác;

    - Khảo sát, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin yêu cầu về các tiêu chuẩn các thị trường nhằm tư vấn phát triển sản phẩm và thị trường nông sản;

    - Phối hợp với các chuyên gia, cơ quan truyền thông quốc tế xây dựng nội dung, phóng sự trên báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, mạng điện tử (internet) nhằm quảng bá nông sản Việt Nam ở thị trường quốc tế.

    (2) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ xúc tiến thương mại cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại nông sản của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.

    (3) Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu, kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

    (4) Tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại, các phiên chợ, tuần hàng giới thiệu đặc sản vùng miền, sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng, sản phẩm OCOP, sản phẩm hữu cơ trong nước và quốc tế.

    (5) Tổ chức các hoạt động khảo sát, đánh giá thị trường, tháo gỡ các vướng mắc, rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại, mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản tại các nước.

    (6) Các nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử phục vụ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại nông sản khác.

    saved-content
    unsaved-content
    63