Loading

10:19 - 01/11/2024

Trong lĩnh vực tiền tệ, thời hạn giám định tư pháp được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này và có thắc mắc sau. Trong lĩnh vực tiền tệ, thời hạn giám định tư pháp được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Trong lĩnh vực tiền tệ, thời hạn giám định tư pháp được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Theo Khoản 1 Điều 20 Thông tư 14/2020/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/01/2021) thì thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng được quy định như sau:

    - Tối đa 09 ngày đối với trường hợp giám định lại lần đầu về tiền giả theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

    - Tối đa 01 tháng đối với trường hợp giám định tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;

    - Tối đa 01 tháng đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;

    - Tối đa 03 tháng đối với trường hợp giám định hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;

    - Tối đa 01 tháng đối với trường hợp giám định bảo hiểm tiền gửi;

    - Tối đa 04 tháng đối với trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định dưới đây hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.

    Các lĩnh vực cụ thể bao gồm:

    + Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;

    + Hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;

    + Hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;

    + Bảo hiểm tiền gửi;

    + Các hoạt động khác liên quan đến tiền tệ và ngân hàng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    17