Loading

18:42 - 13/09/2024

Trong quá trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân, các nguyên tắc thanh tra được thực hiện như thế nào?

Nguyên tắc thanh tra trong quá trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Nguyên tắc thanh tra trong quá trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?

    Tại Điều 4 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về nguyên tắc thanh tra trong quá trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân như sau:

    (1) Tuân thủ theo quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra, Điều 6 Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân; quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    (2) Hoạt động thanh tra thực hiện theo chế độ thủ trưởng. Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra.

    (3) Thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến của mình về nội dung liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Trong quá trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân, các nguyên tắc thanh tra được thực hiện như thế nào?

    Hình thức thanh tra trong quá trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân

    Tại Điều 5 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về hình thức thanh tra trong quá trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân như sau:

    (1) Thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo hình thức sau:

    - Thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt;

    - Thanh tra đột xuất.

    (2) Việc thanh tra đột xuất được tiến hành trong các trường hợp sau:

    - Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

    - Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

    - Do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

    Thẩm quyền ra Quyết định thanh tra trong quá trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân

    Tại Điều 6 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định thẩm quyền ra Quyết định thanh tra:

    (1) Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định thanh tra:

    - Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

    - Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp;

    - Thanh tra lại vụ việc đã có Kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Bộ Công an nhưng phát hiện đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương.

    (2) Chánh Thanh tra Bộ Công an ra Quyết định thanh tra:

    - Các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

    - Thanh tra đột xuất đối với các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty, công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao;

    - Thanh tra lại vụ việc đã có Kết luận thanh tra của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Công an cấp tỉnh khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao.

    (3) Giám đốc Công an cấp tỉnh ra Quyết định thanh tra:

    - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

    - Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh);

    - Thanh tra đột xuất trách nhiệm của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn quản lý; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp; vụ việc do Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, Chánh Thanh tra Bộ Công an yêu cầu;

    - Thanh tra lại vụ việc đã có Kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh.

    (4) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ra Quyết định thanh tra:

    - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

    - Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; vụ việc được Bộ trưởng Bộ Công an giao, Chánh Thanh tra Bộ Công an yêu cầu.

    - Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh ra Quyết định thanh tra:

    - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo kế hoạch đã được Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt;

    - Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi xảy ra khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp thuộc thẩm quyền quản lý của Công an cấp tỉnh; vụ việc do Giám đốc Công an cấp tỉnh giao.

    saved-content
    unsaved-content
    20