Loading

09:55 - 18/12/2024

Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?

Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?

Nội dung chính

    Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội?

    "Văn nghị luận xã hội là gì?"

    Văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của dạng bài này rất rộng. Nó bao gồm những vấn đề tư tưởng, đạo lí cho đến lối sống, bên cạnh đó một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày.

    Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp như sau:

    + Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Ví dụ: Ô nhiễm môi trường, bạo lực gia đình, học đường...

    + Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

    Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong một nhận định (ý kiến, câu nói, châm ngôn, tục ngữ,…)

    Ví dụ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây...

    Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí…

    Ví dụ: lòng nhân hậu, sự lười biếng, lòng nhân ái, vị tha

    "Cách làm bài văn nghị luận xã hội?"

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

    (a) Mở bài:

    - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

    - Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)

    - Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

    (b) Thân bài:

    * Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).

    Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

    + Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

    + Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

    + Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

    * Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)

    Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

    * Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

    - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

    - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

    - Mở rộng vấn đề

    * Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

    - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)

    - Bài học hành động

    - Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể

    (Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)

    (c) Kết bài:

    - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

    - Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    (a) Mở bài:

    - Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

    - Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

    - ( Chuyển ý)

    (b) Thân bài:

    * Bước 1: Trình bày thực trạng

    – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).

    Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

    - Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)

    - Tình hình, thực trạng trong nước (…)

    - Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

    * Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

    - Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

    + Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)

    + Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

    - Nguyên nhân:

    + Nguyên nhân khách quan (…)

    + Nguyên nhân chủ quan (…)

    * Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)

    - Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

    - Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).

    - Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

    * Bước 4: Đề xuất những giải pháp:

    Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

    - Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

    + Đối với bản thân…

    + Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…

    + Đối với xã hội, đất nước: …

    + Đối với toàn cầu

    (c) Kết bài:

    - Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

    - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

    Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội tham khảo như trên.

    Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?

    Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao? (Hình từ Internet)

    Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?

    Căn cứ theo Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:

    - Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

    - Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

    - Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

    - Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.

    Thực hiện nhiệm vụ chung giáo dục trung học năm học 2024 2025 thế nào?

    Căn cứ theo Mục A Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH năm 2024 đề ra nhiệm vụ chung cho giáo dục trung học năm học 2024 2025 như sau:

    (1) Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.

    (2) Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.

    (3) Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

    (4) Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.

    (5) Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.

    (6) Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

    saved-content
    unsaved-content
    111
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ