Loading

11:05 - 01/01/2025

Văn phòng công chứng quận Tân Bình? Hoạt động của văn phòng công chứng được quy định ra sao?

Văn phòng công chứng quận Tân Bình? Hoạt động của văn phòng công chứng được quy định ra sao? Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng.

Nội dung chính

    Văn phòng công chứng quận Tân Bình? 

    Khi nhắc đến các văn phòng công chứng tại Sài Gòn, không thể không nhắc đến văn phòng công chứng Quận Tân Bình, một địa chỉ quan trọng nhờ vị trí thuận lợi, gần các khu vực kinh doanh sầm uất và đông dân cư. 

    Nhiều văn phòng công chứng ở đây được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ tận tâm, chu đáo. Dưới đây là danh sách các văn phòng công chứng tại Quận Tân Bình: 

    (1) Phòng công chứng số 4

    Địa chỉ: 25/5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM

    Giờ làm việc: 07:30 - 11:30 và 13:00 - 17:00

    Điện thoại: (028) 38 117 594; (028) 38 111 700

    Fax: 028.38117592

    Email: phongcongchungso4hcm@gmail.com

    Website: phongcongchung4tphcm.vn

    (2) Văn phòng công chứng Ninh Thị Hiền

    Địa chỉ: 367 - 367A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Hotline: 0933 902 088

    Điện thoại: 028 3812 3399

    Fax: 028 3842 8401

    Email: info@congchungninhthihien.vn

    Website: congchungninhthihien.vn

    (3) Văn phòng công chứng Tân Bình

    Địa chỉ: 526-528 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM

    Giờ làm việc: 07:45 - 17:00

    Điện thoại: (028) 38 100 537; (028) 38 126 688

    (4) Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Nam

    Địa chỉ: 372 Lê Văn Sỹ, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM

    Giờ làm việc: 07:30 - 17:30

    Điện thoại: 0989 979 730

    (5) Văn phòng công chứng Chu Thành Chương

    Địa chỉ: 765 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 6, Quận Tân Bình, TP. HCM

    Giờ làm việc: 08:00 - 17:00

    Điện thoại: (028) 62 874 559

    (6) Văn phòng công chứng Đỗ Trí Tín

    Địa chỉ: 72 - 72/2A Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM

    Giờ làm việc: 07:45 - 17:00

    Điện thoại: 0903 654 073

    Đang tiếp tục cập nhật thông tin....

    Văn phòng công chứng quận Tân Bình? Hoạt động của văn phòng công chứng được quy định ra sao? 

    Văn phòng công chứng quận Tân Bình? Hoạt động của văn phòng công chứng được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định như thế nào? 

    Căn cứ tại Điều 4 Luật Công chứng 2014 quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng như sau:   

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

    - Khách quan, trung thực.

    - Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.

    Hoạt động của văn phòng công chứng được quy định ra sao? 

    Theo quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định văn phòng công chứng như sau: 

    (1) Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

    Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

    (2) Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

    (3) Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    (4) Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.

    Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

    (5) Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

    Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng

    Tại Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng như sau: 

    (1) Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:

    - Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

    - Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

    - Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

    - Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

    - Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;

    - Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;

    - Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

    - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;

    - Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;

    - Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

    - Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;

    - Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

    (2) Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:

    - Giả mạo người yêu cầu công chứng;

    - Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;

    - Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;

    - Cản trở hoạt động công chứng.

    saved-content
    unsaved-content
    35