Văn phòng công chứng quận Tân Phú ở đâu?
Nội dung chính
Văn phòng công chứng quận Tân Phú ở đâu?
Khi nhắc đến các văn phòng công chứng tại Sài Gòn, không thể không nhắc đến văn phòng công chứng Quận Tân Phú, một địa chỉ quan trọng nhờ vị trí thuận lợi, gần các khu vực kinh doanh sầm uất và đông dân cư.
Nhiều văn phòng công chứng ở đây được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ tận tâm, chu đáo. Dưới đây là danh sách các văn phòng công chứng tại Quận Tân Phú:
(1) Văn Phòng Công Chứng Tân Phú
Địa chỉ: 667 Lũy Bán Bích, P. Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Giờ làm việc: 07:30 – 11:30 và 13:00 – 17:00
Điện thoại: (028) 62 673 081
Hotline: 0968201919
Website: https://congchungtanphu.vn/
(2) Văn Phòng Công Chứng Đồng Tâm
Địa chỉ: 967 Lũy Bán Bích, P. Tân Thành, Quận Tân Phú, TP.HCM
Giờ làm việc: 07:30 – 11:30 và 13:00 – 17:00
Điện thoại: (028) 39493388
Hotline: 090 303 9979
Email: congchungdongtam@gmail.com
(3) Văn Phòng Công Chứng Tô Khắc Việt
Địa chỉ: 81 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP.HCM
Giờ làm việc: 07:30 – 11:30 và 13:00 – 17:00
Điện thoại: 028 6679 5777
Hotline: 0911 897 779
Email: congchungtokhacviet@gmail.com
Website: www.congchungtokhacviet.vn
(4) Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Văn Hậu
Địa chỉ: 277 Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh City, Vietnam
Giờ làm việc: 07:30 – 11:30 và 13:00 – 17:00
Điện thoại: 028 3620 1007
Văn phòng công chứng quận Tân Phú ở đâu? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng có quyền gì theo Luật Công chứng mới?
Căn cứ Điều 35 Luật Công chứng 2024 quy định quyền của văn phòng công chứng bao gồm:
- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2024 và người lao động khác làm việc cho tổ chức mình.
-Thu phí công chứng, phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng, chi phí khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và luật khác có liên quan.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu có liên quan theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động công chứng.
- Quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Các hành vi bị nghiêm cấm cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
(1) Nghiêm cấm công chứng viên thực hiện các hành vi sau đây:
- Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, quyền và lợi ích của Nhà nước;
- Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích, chủ thể hoặc nội dung của giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
- Công chứng giao dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của người thân thích là vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột; anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
- Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng;
- Ép buộc cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với cá nhân, tổ chức làm sai lệch nội dung của hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng;
- Chi tiền hoặc lợi ích khác, gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế trong việc công chứng;
- Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng;
- Đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên; đồng thời là thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá; làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ quan, tổ chức khác hoặc tham gia công việc mà thường xuyên phải làm việc trong giờ hành chính;
- Tham gia quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý hoặc tham gia chia lợi nhuận trong giao dịch mà mình công chứng; thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực;
- Cho người khác sử dụng quyết định bổ nhiệm công chứng viên, thẻ công chứng viên của mình;
- Đầu tư toàn bộ hoặc góp vốn với công chứng viên khác để thành lập, nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh mà không tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng đó; góp vốn, nhận góp vốn, hợp tác với tổ chức, cá nhân không phải là công chứng viên để thành lập, nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh; đầu tư để thành lập hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân mà không làm Trưởng Văn phòng công chứng đó.
(2) Nghiêm cấm tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
- Thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và l khoản 1 Điều 9 Luật Công chứng 2024;
- Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
- Cho người không đủ điều kiện hành nghề công chứng hoặc công chứng viên đang bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng, chứng thực tại tổ chức mình;
-Cho công chứng viên thực hiện việc công chứng, chứng thực tại tổ chức mình khi tổ chức hành nghề công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập.
(3) Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
- Giả mạo công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch;
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; tiết lộ hoặc sử dụng thông tin mà mình biết được trong hoạt động công chứng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng hoặc để đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên;
- Có hành vi gian dối, không trung thực trong quá trình yêu cầu công chứng, làm chứng, phiên dịch;
- Cản trở hoạt động công chứng; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ việc công chứng trái quy định của pháp luật; từ chối thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến giao dịch được công chứng mà không có căn cứ pháp lý;
- Cá nhân không phải là công chứng viên, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau: đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng; cung cấp dịch vụ công chứng; đặt tên tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, treo biển quảng cáo hoặc thực hiện hành vi quảng cáo khác có nội dung cung cấp dịch vụ công chứng hoặc nội dung dịch vụ gây nhầm lẫn với dịch vụ công chứng.