Vé tàu Metro số 1 bao nhiêu?
Nội dung chính
Vé tàu Metro số 1 bao nhiêu?
Giá vé đi tàu Metro số 1, hành khách có thể lựa chọn các loại vé với các mức giá như sau:
(1) Vé lượt
Vé lượt bằng tiền mặt với mức giá dao động từ 7.000 đồng đến 20.000 đồng mỗi lượt, tùy thuộc vào quãng đường di chuyển.
Nếu không sử dụng tiền mặt, giá vé sẽ có sự chênh lệch, với mức giá từ 6.000 đồng đến 19.000 đồng mỗi lượt.
(2) Vé ngày
Ngoài vé lượt, hành khách còn có thể chọn vé theo ngày, cụ thể:
Vé đi trong 1 ngày có giá 40.000 đồng/người
Vé 3 ngày có giá 90.000 đồng/người, không giới hạn số lượt đi trong suốt thời gian hiệu lực của vé.
(3) Vé tháng
Đặc biệt, hệ thống metro cũng cung cấp vé tháng dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Vé tháng cho khách phổ thông có giá 300.000 đồng/người
- Vé 150.000 đồng/người cho học sinh và sinh viên.
Có thể thấy các loại vé tàu Metro số 1 mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho hành khách trong việc di chuyển hàng ngày.
Vé tàu Metro số 1 bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cách thức mua vé tàu Metro số 1
Hành khách có thể mua vé tàu Metro số 1 qua các cách thức sau:
(1) Đối với vé lượt
- Hành khách khi mua vé lượt tại quầy bằng tiền mặt sẽ nhận vé giấy có mã QR, sử dụng để quét khi vào ga.
- Nếu thanh toán không dùng tiền mặt, hành khách có thể sử dụng thẻ EMV quốc tế hoặc thẻ nội địa. Nếu chưa có thẻ, hành khách có thể nhận thẻ trả trước miễn phí để sử dụng.
(2) Đối với vé 1 ngày và vé 3 ngày
Đối với vé 1 ngày và vé 3 ngày, hành khách cần đăng ký tài khoản qua ứng dụng HCMC Metro và liên kết với ví điện tử để thực hiện mua vé. Sau khi hoàn tất, mã QR sẽ được tạo trên điện thoại để hành khách sử dụng khi đi tàu.
(3) Đối với vé tháng
Đối với vé tháng, hành khách cần thực hiện đăng ký định danh tại quầy và sử dụng căn cước công dân để làm thẻ đi tàu.
Vé tháng có thể được mua trực tiếp tại quầy hoặc nạp tiền qua ứng dụng HCMC Metro.
Những trường hợp được hưởng ưu đãi miễn phí vé cũng cần đăng ký định danh tại quầy và sử dụng căn cước công dân làm thẻ đi tàu.
Các trạm dừng của tuyến Metro số 1
Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7 km, bao gồm 14 nhà ga, trong đó có 3 ga ngầm (Bến Thành, Nhà hát Thành phố, Ba Son) và 11 ga trên cao (Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia và Bến xe Suối Tiên). Tuyến Metro này được vận hành bởi 17 đoàn tàu, mỗi đoàn gồm 3 toa, với sức chứa lên đến 930 hành khách.
Lộ trình này không chỉ giúp giảm tải giao thông, mà còn mang đến một phương thức di chuyển hiện đại và tiện lợi, phục vụ cho nhu cầu đi lại ngày càng tăng của cư dân TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.
* Dưới đây là các trạm dừng của tuyến metro số 1 metro Bến Thành Suối Tiên:
(1) Ga Bến Thành: nằm tại vòng xoay Quách Thị Trang, phía trước chợ Bến Thành, biểu tượng của TP.HCM
(2) Ga Nhà hát Thành phố: nằm trên đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Ga Ba Son: nằm tại khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son (trước đây là khu xưởng đóng tàu Ba Son), phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
(4) Công viên Văn Thánh: nằm tại phường 22, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
(5) Ga Tân Cảng: nằm tại phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
(6) Ga Thảo Điền: nằm tại phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(7) Ga An Phú: nằm tại phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(8) Ga Rạch Chiếc: nằm tại phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(9) Ga Phước Long: nằm tại cảng Phước Long, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(10) Ga Bình Thái: nằm tại phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(11) Ga Thủ Đức: nằm tại phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(12) Ga Khu Công Nghệ Cao: nằm đối diện Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc địa bàn phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(13) Ga Đại học Quốc Gia: nằm đối diện Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên, thuộc địa bàn phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(14) Ga Suối Tiên: nằm tại Bến xe Miền Đông mới, phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Nguyên tắc phối hợp khi xảy ra tai nạn giao thông trong phạm vi tuyến Metro số 1 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 4630/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ đảm bảo an toàn tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành, quy định như sau:
- Khi xảy ra tai nạn giao thông trong phạm vi tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác vận hành đường sắt đô thị phải phối hợp các cơ quan chuyên ngành giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục nhanh chóng và kịp thời.
- Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn.
- Các vụ tai nạn giao thông đường sắt đô thị phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo nhanh chóng kịp thời cho các tổ chức cá nhân liên quan theo quy định của Quy chế này.
- Các tổ chức cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt đô thị phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết, không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt đô thị sau khi xảy ra tai nạn.
- Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt đô thị không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng.
- Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị.