Loading

08:25 - 14/11/2024

Việc chứng thực của UBND phường về chia tách thửa đất của bố đẻ cho 2 con đẻ thiếu chữ ký của vợ (mẹ đẻ) thì có được công nhận không?

Việc chứng thực của UBND phường về chia tách thửa đất của bố đẻ cho 2 con đẻ thiếu chữ ký của vợ (mẹ đẻ) thì có được công nhận không?

Nội dung chính

    Việc chứng thực của UBND phường về chia tách thửa đất của bố đẻ cho 2 con đẻ thiếu chữ ký của vợ (mẹ đẻ) thì có được công nhận không?

    Câu hỏi của bạn cần làm rõ hai vấn đề là: UBND phường có thẩm quyền chứng thực giao dịch liên quan đến bất động sản không? Nếu có thì hợp đồng thiếu chữ ký của người vợ có được công nhận không?

    1. Về thẩm quyền chứng thực giao dịch liên quan đến bất động sản của UBND phường.

    Trước khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 có hiệu lực thì UBND cấp xã được chứng thực các hợp đồng, giao dịch do pháp luật quy định phải chứng thực hoặc các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. Trình tự, thủ tục chứng thực được thực hiện theo Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và các văn bản hướng dẫn.

    Hiện nay, Luật Công chứng 2007 và Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đã phân biệt rõ hai loại hoạt động công chứng và chứng thực. Theo đó Công chứng viên của tổ chức công chứng thực hiện hoạt động công chứng tức là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ bản chính, chứng thực chữ ký.

    Để từng bước chuyển hoạt động công chứng sang cho các tổ chức công chứng, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và chỉ rõ: Để tạo điều kiện cho Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo đúng quy định của nghị định 79/2007/NĐ-CP, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức, UBND cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, ở các địa phương chưa có tổ chức công chứng thì UBND cấp xã vẫn có thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch. Hợp đồng, giao dịch có chứng thực của UBND cấp xã vẫn được công nhận nếu đúng thẩm quyền và tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu địa phương bạn chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì UBND cấp xã vẫn có thẩm quyền chứng thực hợp đồng tặng cho mà bạn nêu.

    2. Về trường hợp bạn nêu: UBND phường chứng thực hợp đồng tặng cho giữa bố đẻ và con gái, thiếu chữ ký của vợ.

    Việc Hợp đồng đó có được công nhận hay không ngoài phụ thuộc vào điều kiện thực tế ở địa phương bạn như đã nêu ở trên còn phải xét hai trường hợp dưới đây:

    - Trường hợp 1: Thửa đất là tài sản riêng của người chồng theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình, như: thửa đất mà người chồng có trước khi kết hôn; thửa đất mà người chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; thửa đất được chia riêng cho người chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu là tài sản riêng thì người chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt thửa đất đó (Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình). Như vậy, trong Hợp đồng tặng cho chỉ cần có chữ ký của người chồng, mà không cần chữ ký của người vợ. Hợp đồng tặng cho có chứng thực của UBND phường được công nhận (trừ trường hợp Hợp đồng không được công nhận do vi phạm quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội).

    - Trường hợp 2: Thửa đất là tài sản chung của vợ chồng (là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân hoặc vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung) thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung đó. Như vậy, trong Hợp đồng tặng cho cần có chữ ký của cả hai vợ chồng, một mình người chồng không thể tự ý định đoạt thửa đất trên được và đương nhiên hợp đồng dù đã được chứng thực tại UBND phường thì vẫn không được công nhận.

    saved-content
    unsaved-content
    73