Loading

17:26 - 13/11/2024

Việc thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quy định như thế nào?

Việc thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Việc thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quy định như thế nào?

    Pháp luật nước ta có quy định: Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do một hoặc liên danh các nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

    Theo đó, tại Điều 38 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư có quy định về việc thành lập doanh nghiệp dự án như sau:

    - Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp không phải thành lập doanh nghiệp dự án đối với loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    - Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định trên hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

    - Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án.

    - Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ góp vào vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết huy động, hợp đồng dự án phải bao gồm lộ trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai dự án.

    saved-content
    unsaved-content
    239