Loading

08:27 - 13/11/2024

Việc thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng không được sự đồng ý của các thành viên

Quy định pháp luật về việc thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng không được sự đồng ý của các thành viên

Nội dung chính

    Việc thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng không được sự đồng ý của các thành viên

    Gia Đình tôi có 1 quyển sổ đỏ mang tên chủ sở hữu là của bà nội tôi Bà tôi có 6 người con. hiện nay người con cả và con út mang quyển sổ ấy đi thế chấp ngân hàng lấy 1 số tiền.nhưng chưa được sự đồng ý của những người còn lại trong gia đình.. biết rằng hiện tại khi thời điểm mang đi thế chấp đó bà tôi mất năng lực về nhận biết nên không trao quyền thừa kế tài sản cho 1 cá nhân nào... bây giờ gia đình tôi muốn lấy lại quyển sổ đỏ ấy... thì muốn hỏi luật sư cho ý kiến nên làm thế nào?nếu chúng tôi đưa sự việc này ra tòa án thì chúng tôi sẽ có khả năng thắng kiện không ?

    Trước hết thửa đất thuộc quyền sử dụng của bà nội bạn nên về nguyên tắc bà nội bạn có toàn quyền định đoạt thửa đất đó. Tuy nhiên như bạn cung cấp bà nội bạn đã bị mất năng lực hành vi nên khi thực hiện các hành vi pháp luật thì bà nội bạn phải có người giám hộ đây là quy định bắt buộc của Bộ luật Dân sự năm 2005

    Điều 58. Giám hộ

    1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

    2. Người được giám hộ bao gồm:

    a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

    b) Người mất năng lực hành vi dân sự.

    3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.

    4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.

    Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

    1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

    2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

    3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

    Điều 67. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự

    Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

    2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

    3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;

    4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

    Trường hợp có quyết định về việc bà bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi bà nội bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì bác lớn của em sẽ là người được giám hộ đương nhiên và bố em cùng các anh chị em khác có quyền giám sát bác em trong việc thực hiện giám hộ.

    Nếu bác em có sai phạm thì bố em và các anh chị em của mình mới có quyền khiếu kiện, thậm chí là khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    133