Loading

09:40 - 09/11/2024

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm về tranh chấp quyền nuôi con hay không?

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm về tranh chấp quyền nuôi con hay không? Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là gì?Tại phiên tòa Phúc thẩm, tôi và vợ có tranh chấp về quyền nuôi con. Nhưng Tòa không xem xét đến môi trường sống, điều kiện hoàn cảnh của hai người chúng tôi cũng như ý kiến của trường học, hàng xóm, địa phương nên tôi muốn đề nghị xem xét giám đốc thẩm. Vậy giờ tôi có thể gửi đơn lên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã xét xử phúc thẩm được không?

Nội dung chính

    Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm về tranh chấp quyền nuôi con hay không? 

    Theo Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

    1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

    Theo đó, Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nên thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Trong trường hợp này, nếu bạn lựa chọn gửi đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đến Viện kiểm sát thì bạn cần gửi đơn tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền (tại một trong ba khu vực: Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là gì?

    Căn cứ Điều 326 Bộ luật trên quy định về căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

    1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

    a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

    b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

    c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

    2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    287