Loading

14:25 - 05/11/2024

Vợ có làm kế toán cho doanh nghiệp tư nhân của chồng được không?

Vợ có làm kế toán cho doanh nghiệp tư nhân của chồng được không? Kế toán trưởng của các đơn vị kế toán có chuyên môn nghiệp vụ kế toán từ đại học trở lên cần những tiêu chí gì?

Nội dung chính

    Vợ có làm kế toán cho doanh nghiệp tư nhân của chồng được không?

    Tại Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định những người không được làm kế toán như sau:

    1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.

    2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Như vậy, theo quy định trên bạn là giám đốc của doanh nghiệp tư nhân thì vợ của bạn vẫn có thể về làm kế toán cho doanh nghiệp của bạn.

    Kế toán trưởng của các đơn vị kế toán có chuyên môn nghiệp vụ kế toán từ đại học trở lên cần những tiêu chí gì?

    Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:

    a) Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;

    b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;

    c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;

    đ) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;

    e) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;

    g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;

    h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;

    i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;

    k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

    l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

    Trên đây là những tiêu chí cần có của kế toán trưởng làm việc trong các đơn vị kế toán có chuyên môn nghiệp vụ kế toán từ đại học trở lên.

    saved-content
    unsaved-content
    460