Loading

10:27 - 14/11/2024

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hiện nay là bao nhiêu?

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hiện nay là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hiện nay là bao nhiêu?

    Tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định vốn điều lệ tối thiểu như sau:

    Vốn điều lệ tối thiểu

    1. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

    a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.

    2. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

    a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam.

    3. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.

    4. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

    a) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.

    5. Doanh nghiệp bào hiểm, doanh nghiệp tải bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.

    Như vậy, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như sau:

    - Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe thì có vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng Việt Nam;

    - Kinh doanh bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí thì có vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng Việt Nam;

    - Kinh doanh bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí thì có vốn điều lệ tối thiểu là 1.300 tỷ đồng Việt Nam.

    Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hiện nay là bao nhiêu?

    Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có vốn được cấp tối thiểu là bao nhiêu?

    Tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có vốn được cấp tối thiểu như sau:

    (1) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp mục (1), (2)) và bảo hiểm sức khỏe: 250 tỷ đồng Việt Nam;

    (2) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam;

    (3) Kinh doanh bảo hiểmphi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

    Lưu ý: Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực có số vốn được cấp thấp hơn mức vốn được cấp tối thiểu quy định trên thì trước ngày 01/01/2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn được cấp và ký quỹ theo quy định.

    Doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu như thế nào trong quá trình hoạt động?

    Tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định về quản lý vốn chủ sở hữu như sau:

    Quản lý vốn chủ sở hữu

    1. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu và đáp ứng các quy định sau đây:

    a) Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này;

    b) Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.

    2. Trong suốt quá trình hoạt động, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu bảo đảm biên khả năng thanh toán của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu và đáp ứng các quy định sau đây:

    a) Đối với các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn được cấp tối thiểu theo quy định tại Điều 36 Nghị định này,

    b) Đối với các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn được cấp tối thiểu theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

    ...

    Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu bảo đảm biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu và đáp ứng các điều kiện:

    Trường hợp 1: Doanh nghiệp bảo hiểm đã được cấp phép trước ngày 01/01/2023: Trước ngày 01/01/2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định tại Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01/ 01/2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP;

    Trường hợp 2: Doanh nghiệp bảo hiểm đã được cấp phép kể từ ngày 01/ 01/2023, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    150