Loading

09:34 - 26/09/2024

Xử lý tài sản thế chấp tại Ngân hàng

Chúng tôi trước đây vay ngân hàng ( Ngân hàng nhà nước) số tiền là 500 triệu đồng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, kinh tế khó khăn, gia đình mong ngân hàng tạo điều kiện cho phép chỉ trả lãi, ân hạn vốn gốc nhưng không được ngân hàng chấp nhận. Khoản vay của gia đình chúng tôi tại ngân hàng đã bị chuyển sang nợ quá hạn. Thời điểm này, cán bộ ngân hàng gọi điện đến rất nhiều thúc ép về việc trả nợ nếu không sẽ xử lý tài sản. Trong đó nêu ra là nếu đến ngày 25/05/2013 không trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ cho người ( Kèm theo cả cơ quan công an) xuống niêm phong nhà cửa thế chấp tại ngân hàng. Trong hợp đồng thế chấp giữa gia đình tôi ký với ngân hàng cũng có ghi ( Giờ tôi đọc lại mới thấy): Điều 7.2: "Bên thế chấp có trách nhiệm giao tài sản cho Người xử lý tài sản để xử lý theo thông báo của Người xử lý tài sản. Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ Tài sản không giao tài sản hoặc trong quá trình thu giữ tài sản bên giữ tài sản có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì Người xử lý tài sản có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho người xử lý tài sản thu giữ tài sản "   Như vậy, các luật sư cho gia đình hỏi là trong trường hợp này, gia đình chúng tôi nếu không bàn giao tài sản ( Nhà cửa và quyền sử dụng đất- ngân hàng đã giữ bản chính) cho ngân hàng, thì sẽ bị niêm phong nhà cửa và có sự can thiệp của cơ quan công an đúng không? Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, gia đình chúng tôi nghĩ rằng, để cưỡng chế và thu hồi tài sản thế chấp, ngân hàng cần khởi kiện ra tòa án, sau khi có bản án rồi mới tiến hành xử lý tài sản có đúng không à? Trong trường hợp này, hợp đồng thế chấp và trình tự xử lý của ngân hàng (Niêm phong bất động sản thế chấp khi chưa thông qua tòa án) như trên liệu có đúng không?

Nội dung chính

     

    Căn cứ điều 63 nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006

    Điều 63. Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

    1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:

        a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

        b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

    3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

    4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

    5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

    Như vậy trình tự xử lý của ngân hàng như bạn nêu là hoàn toàn có căn cứ. 

    saved-content
    unsaved-content
    1